Chế độ ăn cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu
Mang thai ăn gì? Luôn là thắc mắc của nhiều mẹ bầu, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Có thể nói, thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu đóng vai trò rất quan trọng. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của thai nhi trong suốt cả thai kỳ.
Chế độ ăn cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu
Mang thai ăn gì? Luôn là thắc mắc của nhiều mẹ bầu, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Có thể nói, thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu đóng vai trò rất quan trọng. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của thai nhi trong suốt cả thai kỳ. Chuyên mục sau đây sẽ gợi ý một số thực đơn cho bà bầu nhằm giúp các mẹ vượt qua giai đoạn ốm nghén mà vẫn cung cấp đầy đủ dưỡng chất và phát triển ổn định cho bé.
1. Tìm hiểu về 3 tháng đầu thai kỳ
Như chúng ta đã biết 3 tháng đầu thai kỳ được đánh giá là giai đoạn quan trọng nhất. Em bé trong bụng mẹ lúc này mới hình thành nên còn rất yếu ớt. Đến tuần thứ 6 trở đi, bé sẽ có kích thước như hạt đậu và trái tim bé nhỏ bắt đầu những nhịp đập đầu tiên. Đây là lúc hình thành các cơ quan tổ chức bao gồm tủy sống, não, tim, phổi, gan... Đến hết tháng thứ 3 thì các bộ phận trên cơ thể bé mới bắt đầu phát triển dần dần.
Trong 3 tháng đầu, cơ thể người mẹ sẽ thường xuyên thấy mệt mỏi, chỉ muốn được ngủ, luôn thấy đói và có cảm giác thèm những món trước đó chưa bao giờ ăn. Thỉnh thoảng sẽ thấy những cơn buồn nôn, váng đầu, chóng mặt, dị ứng với một số mùi và liên tục đi tiểu. Đây hoàn toàn là những biểu hiện bình thường trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu. Điều quan trọng nhất cần lưu ý là thực đơn cho bà bầu để có thể bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi.
2. Dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu 3 tháng đầu
Ở 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu lưu ý phải cung cấp đủ từ 200 - 300 calo mỗi ngày và chỉ cần tăng thêm 1 - 2,5kg là tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Lúc này mẹ cần bổ sung những chất sau:
- Axit folic: Đây là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não và cột sống em bé. Mẹ cần bổ sung khoảng 400mg axit folic trong thực đơn mỗi ngày.
- Canxi: Sẽ giúp hỗ trợ cho sự phát triển về xương của mẹ bầu khi mang thai và cả em bé trong bụng. Khi mẹ cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể sẽ giúp mẹ tránh bị loãng xương sau sinh.
- Chất sắt: Chất sắt góp phần giảm thiểu triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi thiếu máu thường gặp trong thai kỳ.
- Chất đạm (protein): Mẹ cần đảm bảo cung cấp khoảng 20g protein mỗi ngày để giúp bé yêu phát triển hoàn thiện tế bào não, đồng thời giúp tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển tốt trong suốt thai kỳ.
- Vitamin D: Từ khi còn là phôi thai, bé đã cần phát triển hệ xương, do đó, mẹ bầu cần dung nạp vitamin D từ thực phẩm hoặc ánh nắng mặt trời. Sưởi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi tối ưu.
- Vitamin C: Là chất chống oxy hóa hữu hiệu, giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, đồng thời hỗ trợ sự phát triển của cơ và mạch máu cho bào thai phát triển hoàn thiện.
3. 3 tháng đầu mang thai ăn gì?
3 tháng đầu mang thai ăn gì hầu như luôn là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Để lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lý bạn chỉ cần lưu ý chọn những thực phẩm chứa đầy đủ các chất cần thiết như:
- Trứng: Trứng gà, trứng ngỗng là thực phẩm chứa nhiều protein, vitamin D, cần thiết cho sự phát triển của mẹ bầu và thai nhi. Vì trứng ngỗng có chứa nhiều chất dinh dưỡng nên mẹ chỉ nên ăn 1 – 2 lần/tuần là hợp lý.
- Cá: Cá hồi, cá trích, cá cơm, cá tuyết, cá chép... là những loại cá có chứa nhiều dinh dưỡng sẽ hỗ trợ hiệu quả cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ hãy thường xuyên chế biến các món ăn với nguyên liệu chính là cá để đa dạng thực đơn bổ sung đủ dưỡng chất cho mẹ và bé.
- Thịt: Mẹ nên ăn nhiều thịt bò và thịt gà hàng ngày trong 3 tháng đầu thai kỳ.
- Rau xanh: Khi mang thai mẹ rất hay dễ bị táo bón, do đó mẹ nên kết hợp ăn nhiều rau xanh trong các bữa ăn khi mang thai 3 tháng đầu. Hàm lượng chất xơ có trong rau xanh (28 - 30g/ngày) là tốt nhất cho hệ tiêu hóa của cả mẹ và bé.
- Sữa chua: Trong sữa chua có chứa nhiều vitamin D, canxi và các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Ngay từ khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ nên ăn một hũ sữa chua mỗi ngày để ngăn ngừa hiệu quả tình trạng táo bón.
- Nước: Nước là thành phần không thể thiếu cho sự phát triển toàn diện của mẹ bầu và thai nhi. Mẹ cần uống từ 2,5 - 3 lít nước mỗi ngày sẽ hạn chế hiện tượng đau đầu, co giật tử cung, ốm nghén, táo bón, khó tiêu, đồng thời giúp mẹ bầu luôn thấy khỏe khoắn, tươi tắn, dồi dào năng lượng.
4. Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu
Để tốt cho sức khỏe mẹ bầu cũng như cung cấp đủ dinh dưỡng giúp thai nhi lớn lên từng ngày, mẹ có thể tham khảo thực đơn cho bà bầu dưới đây:
Trên đây là thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu các mẹ bầu có thể tham khảo qua, bên cạnh đó mẹ bầu nên lưu ý không nên ăn các loại dưa muối, rau sống hay các loại thực phẩm như hải sản, thịt tái sống để tránh tiêu chảy hay nhiễm các vi khuẩn, virus có hại. Hy vọng rằng sau bài viết về thực đơn cho bà bầu cũng đã giúp bạn nắm vững được những kiến thức để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Xem thêm:
- Bà bầu có nên uống nước râu ngô mã đề không?
- Bà bầu nên ăn cá gì tốt cho sức khỏe?
- Bà bầu ăn gì và uống gì để nhiều nước ối?