Chăm sóc thai phụ bị nhau tiền đạo như thế nào?

Nhau tiền đạo có thể gây tử vong hoặc gây ra một số bệnh lý cho mẹ và cho con do chảy máu và đẻ non. Vì thế, những thông tin cơ bản mà HoiBenh chia sẻ dưới đây sẽ giúp thai phụ bị nhau tiền đạo an tâm hơn trong quá trình mang thai.

Chăm sóc thai phụ bị nhau tiền đạo như thế nào? Chăm sóc thai phụ bị nhau tiền đạo như thế nào?

Nhau tiền đạo có thể gây tử vong hoặc gây ra một số bệnh lý cho mẹ và cho con do chảy máu và đẻ non. Vì thế, những thông tin cơ bản mà HoiBenh chia sẻ dưới đây sẽ giúp thai phụ bị nhau tiền đạo an tâm hơn trong quá trình mang thai.

1. Triệu chứng và dấu hiệu

TS Lưu Thị Hồng – Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế) cho biết: Nhau tiền đạo là một biến chứng nguy hiểm không thể ngừa trước, nó gắn liền cùng quá trình phát triển tự nhiên của bào thai. Bánh rau thuộc phần phụ của thai có nhiệm vụ trao đổi oxy, khí carbonic và các chất dinh dưỡng cho thai. Với đường kính khoảng 20cm, trọng lượng bằng khoảng 1/5 trọng lượng của thai nhi, bình thường bánh rau bám vào đáy tử cung, có thể ở mặt trước hoặc sau nhưng trong quá trình thai nhi phát triển, vì một số lý do nào đó mà bánh rau bám vào đoạn dưới của tử cung hoặc vào cổ tử cung thì gọi là rau tiền đạo. Hiện tượng này là một trong những nguyên nhân gây chảy máu trong thời kỳ có thai, khi chuyển dạ và thậm chí sau sinh.

Triệu chứng thường gặp nhất là xuất huyết âm đạo bất thường. Tình trạng này thường xảy ra vào ba tháng cuối của thai kỳ của thai phụ, xuất huyết có thể ít hoặc nhiều và có thể tự hết mà không cần được điều trị nhưng bạn có thể bị xuất huyết tái phát sau vài ngày hoặc vài tuần sau đó.

Và cũng có thể bạn sẽ bị xuất huyết trước hoặc sau khi bắt đầu chuyển dạ. Ngoài ra, các cơn co thắt tử cung cũng là một trong các dấu hiệu cho thấy bạn có khả năng bị nhau tiền đạo.Biến chứng nguy hiểm khi mang thai: Nhau tiền đạo
vicare.vn-cham-soc-thai-phu-bi-nhau-tien-dao-nhu-the-nao-body-1

Xuất huyết âm đạo là triệu chứng rõ rệt nhất của chứng nhau tiền đạo.

2. Nguyên nhân

Hiện tại thì chưa xác định được cụ thể nguyên nhân gây ra rau tiền đạo. Nhưng cũng có một vài nguyên nhân khác như:

- Sẹo ở niêm mạc tử cung có thể do bạn đã từng thực hiện phẫu thuật, sinh mổ hay phá thai

- Nhau thai lớn, có thể do bạn mang đa thai

- Mang thai khi ngoài 35 tuổi

- Đã nhiều lần mang thai trước đó

- Tử cung có hình dạng bất thường.

3. Cách chăm sóc thai phụ bị nhau tiền đạo

Bất kỳ một người mẹ nào nếu được chẩn đoán mắc nhau tiền đạo, chắc chắn sẽ rất lo lắng liệu bệnh sẽ ảnh hưởng sức khỏe bản thân và thai nhi như thế nào. Bạn có thể hạn chế diễn tiến của bệnh nhau tiền đạo bằng phương pháp sau:

- Hiểu kỹ về bệnh nhau tiền đạo: Hãy tìm hiểu các thông tin về tình trạng bệnh, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy bớt sợ hãi. Đồng thời xin lời khuyên từ bác sĩ và những người cũng mắc phải tình trạng như bạn.

- Khiến bản thân trở nên bận rộn hơn: Hãy lấp đầy khoảng thời gian trong ngày của bạn bằng việc chuẩn bị cho sự ra đời của bé, đọc các thông tin về việc chăm sóc trẻ sơ sinh, xem album ảnh cũ,... điều này sẽ giúp bạn thoải mái hơn.

vicare.vn-cham-soc-thai-phu-bi-nhau-tien-dao-nhu-the-nao-body-2

- Tránh quan hệ khi mang thai

- Nghỉ ngơi và tránh làm việc nặng

- Nếu bạn có bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào hãy nhanh chóng đến gặp bác sỹ để được tư vấn và điều trị tốt nhất.

- Sẵn sàng sinh mổ: Nếu bạn mắc nhau tiền đạo thì khó có thể sinh thường. Hãy chuẩn bị tinh thần để thực hiện sinh mổ vì việc sinh mổ sẽ đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả bạn và thai nhi hơn sinh thường.

Với những thông tin hữu ích trên, các thai phụ bị nhau tiền đạo hãy cứ yên tâm chăm sóc tốt cho bản thân và thai nhi để chuẩn bị chào đón bé ra đời.
>>> Xem thêm: Biến chứng nguy hiểm khi mang thai: Nhau tiền đạo