Cây chó đẻ - thần dược điều trị bệnh gan

Diệp hạ châu còn được gọi cây chó đẻ được biết đến với tác dụng điều trị viêm gan rất hiệu quả. Tuy nhiên những tác dụng của cây chó đẻ có thực sự đúng như những gì nhiều người truyền tai nhau? Cách sử dụng cây chó đẻ như thế nào cho thật hiệu quả với người bị bệnh gan? Hãy cùng HoiBenh giải đáp những thắc mắc đó.

Cây chó đẻ - thần dược điều trị bệnh gan Cây chó đẻ - thần dược điều trị bệnh gan

Trong số những bài thuốc dân gian được áp dụng một cách phổ biến hiện nay, thì các bài thuốc từ cây chó đẻ mang lại hiệu quả cao và an toàn nhất cho người bệnh.

Nguồn gốc của cây chó đẻ

Cây chó đẻ là loại cây khá phổ biến ở các miền quê Việt Nam. Chúng thường mọc hoang ở ven đường, những cánh đồng khô, vùng đất hoang hoặc bìa rừng dưới độ cao 600m. Loại cây này phân bố nhiều ở các nước như: Ấn độ, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Nhật Bản, Việt Nam, Nam Mỹ...

Sở dĩ tên gọi như vậy vì từ xa xưa các bậc chân y đã quan sát và thấy rằng sau khi sinh, chó mẹ thường tìm ăn loại cây này nên gọi là cây chó đẻ. Cây có thể mọc thẳng hoặc bò dưới đất, cao từ 30cm đến 80cm, có nhiều nhánh và lá nhìn rất giống lá cây phượng có hình răng cưa nên còn gọi là cây chó đẻ răng cưa.

Cây chó đẻ còn có một số tên gọi khác là: Diệp hạ châu, cây cau trời, cây chó đẻ răng cưa hoặc cây xấu hổ. Tên Hán Việt là: Trân châu thảo, hiệp hậu châu, nhật khai dạ bế. Tên khoa học là Phyllanthus urinaria L, họ Thầu Dầu. Cây có hạt tròn xếp thành hàng phía dưới lá nên gọi là Diệp hạ châu (diệp: lá, hạ: dưới, châu: ngọc tròn).

vicare.vn-cay-cho-de-than-duoc-dieu-tri-benh-gan-body-1

Thành phần và tác dụng thần kì của cây chó đẻ

Theo y học phương Đông cổ truyền, chó đẻ mang vị ngọt, hơi đắng. Tính mát của loại thuốc này giúp lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, thông huyết, thanh càn, hạ nhiệt, điều kinh... Nó thường được sắc uống chữa đau gan, đau thận, các bệnh ngoài da, bệnh đường ruột, đường tiết niệu...

Còn theo phân tích chuyên sâu, chó đẻ chứa một số enzyme và các hoạt chất như phyllanthine, hypophyllanthine, alkaloids, flavonoids... Và các chất trên được chứng minh là giúp bảo vệ gan, hiệu quả trong việc điều trị viêm gan, đặc biệt là viêm gan B.

Việt Nam đã có khá nhiều các nghiên cứu về cách điều trị bệnh viêm gan B bằng cây chó đẻ.

Năm 1977, các bác sỹ khoa Tiêu hóa, Gan, Mật nước ta đã sử dụng bài thuốc 3 vị gia truyền gồm quả dành dành, xuyên tâm liên và diệp hạ châu đắng điều trị cho những người có kháng nguyên bề mặt siêu vi B HBsAg (+). Sau liều điều trị trung bình 4-5 tháng, có 26/98 người bệnh kết quả xét nghiệm âm tính, 59/98 người sản xuất kháng thể chống HBsAg.

Năm 2002, Nguyễn Bá Kinh – nguyên giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn và cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu lâm sàng sử dụng chế phẩm từ cây chó đẻ răng cưa cùng 2 nguyên liệu khác LIV/94 điều trị cho các bệnh nhân viêm gan mãn tính trong 2 năm 2001-2002. Thuốc có hiệu quả làm giảm và làm sạch HBsAg ở người bệnh. Tác dụng làm sạch HBsAg là nhờ một vài lignan, flavonoit và tanin thủy phân trong cây chó đẻ có tác dụng bảo vệ gan.

vicare.vn-cay-cho-de-than-duoc-dieu-tri-benh-gan-body-2

Công thức điều trị bệnh gan từ cây chó đẻ

Với bệnh viêm gan siêu vi: 16g chó đẻ, 16g nhân trần nam, 4g vỏ bưởi (được phơi rồi sao khô), 8g hậu phác, 12g thổ phục linh. Sắc nước uống giúp gan được giải độc, chống siêu vi.

Với chứng suy gan: 12g chó đẻ, 12g cam thảo. Sắc nước uống hàng ngày thay trà. Các chứng suy gan do rượu bia, nhiễm độc, sốt rét đều dùng được. Những người do suy gan mà nổi nhiều mẩn, mụn đỏ cũng có thể áp dụng công thức trên.

Với chứng sạn mật, sạn thận: 24g chó đẻ, đem sắc nước uống. Có thể sắc làm hai lần để tận dụng hết hoạt chất của cây. Nếu bị hiện tượng đầy bụng thì dùng thêm ít gừng sống để trung hòa lại. Nhằm ngăn chặn sỏi tái phát, sau khi sử dụng liều nói trên, thỉnh thoảng cũng nên dùng lại với cách hãm uống tương tự, liều khoảng 8-10g/ngày.

Với bệnh viêm gan B: 30g chó đẻ, 12g nhân trần, 12g sài hồ, 12g hạ khô thảo, 8g chi từ sắc (nấu) uống trong ngày.

Với viêm gan do vi-rút: 20g chó đẻ đắng sao khô, sắc 3 lần nước. Trộn chung các nước sắc với nhau cùng 50 g đường đun sôi cho tan, chia uống 4 lần/ngày. Khi kết quả xét nghiệm HBsAg (-) thì ngừng thuốc.

vicare.vn-cay-cho-de-than-duoc-dieu-tri-benh-gan-body-3

Hậu quả khôn lường khi lạm dụng cây chó đẻ điều trị bệnh gan

Các nghiên cứu y học hiện đại cũng nhận định tác dụng của loại cây này rất tốt dùng để điều trị bệnh viêm gan B, xơ gan, gan nhiễm mỡ hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay, việc nhiều người lạm dụng vị thuốc này trong điều trị lại gây ra phản tác dụng.Với hy vọng cây giúp giải độc gan, nhiều người dù không có bệnh cũng sử dụng diệp hạ châu hàng ngày. Cây chỉ tác dụng tốt với trường hợp mật không tiết ra hay gan có vấn đề, còn gan bình thường mà uống thảo dược này buộc gan làm việc nhiều hơn, không có bệnh cũng thành có bệnh.

Dùng cây chó đẻ không đúng cách gây xơ gan, teo gan

Nhiều người cho rằng nếu uống nước từ cây chó đẻ sẽ giúp phòng bệnh gan mật và vô tư sử dụng ngay cả khi không mắc bệnh. Nhưng thực tế, chỉ những người bị bệnh gan và bệnh về mật mới phải dùng cây chó đẻ để hỗ trợ điều trị. Nếu không có bệnh mà uống cây chó đẻ hằng ngày là bắt gan và mật không có nhu cầu cũng phải tiết ra khiến các cơ quan này phải làm việc nhiều hơn nên dễ bị tổn thương, mất cân bằng.

vicare.vn-cay-cho-de-than-duoc-dieu-tri-benh-gan-body-4

Làm tăng nguy cơ gây vô sinh

Cây chó đẻ điều trị bệnh viêm gan nhờ vị đắng, tính hàn có khả năng thanh nhiệt giải độc rất tốt. Tuy nhiên, nếu cơ thể quá hàn mà lạm dụng cây chó đẻ sẽ gây ảnh hưởng tới quá trì, làm tăng nguy cơ bị vô sinh.

Có thể gây chóng mặt, ngất xỉu

Cây chó đẻ răng cưa là cây thuốc rất tốt trị bệnh gan, hạ men gan, nhưng đồng thời nó còn có tác dụng làm giảm mỡ máu. Nếu bệnh nhân dùng trong thời gian dài, với liều lượng cao, mà nhất là ở người bệnh không bị mỡ máu thì vô tình thuốc lại trở thành phản tác dụng. Điều đó dẫn đến những cơn chóng mặt, ngất xỉu là điều dễ hiểu.

Ngoài ra, tuy có tác dụng tiêu độc, nếu thừa, hoạt chất của chó đẻ lại gây ứ đọng ruột già, có thể dẫn đến ung thư. Nếu các bạn có lá gan bình thường, chỉ muốn dùng cây chó đẻ để bộ phận này được khỏe mạnh thêm thì đây là một hiểu lầm tai hại

.Trên đây là những chia sẻ về cây chó đẻ cũng như những tác dụng chính của cây chó đẻ trong điều trị một số bệnh thường gặp của HoiBenh. Mong các bạn đã lấy được thêm nhiều thông tin hữu ích. Chúc các bạn và gia đình có thật nhiều sức khỏe và niềm vui trong cuộc sống!

Xem thêm:

  • Cách trị gan nhiễm mỡ bằng vỏ bưởi nhanh chóng
  • Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Làm sao đề phòng?