Cách sử dụng ngải cứu để tốt cho mẹ và thai nhi

Ngải cứu là loại rau bổ dưỡng, có tác dụng chữa trị nhiều loại bệnh tật cho con người nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng. Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách, sẽ trở thành món độc hại ảnh hưởng không nhỏ đến cả mẹ và thai nhi trong bụng. Vì vậy, Vicare sẽ đưa ra cách sử dụng ngải cứu an toàn và tốt cho mẹ và thai nhi.

Cách sử dụng ngải cứu để tốt cho mẹ và thai nhi Cách sử dụng ngải cứu để tốt cho mẹ và thai nhi

Ngải cứu là loại rau bổ dưỡng, có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh tật cho con người nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng. Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách, sẽ trở thành món độc hại ảnh hưởng không nhỏ đến cả mẹ và thai nhi trong bụng. Vì vậy, HoiBenh sẽ đưa ra cách sử dụng ngải cứu an toàn và tốt cho mẹ và thai nhi

Tác dụng của ngải cứu đối với phụ nữ mang thai

Ngải cứu là cây thân thảo, hay mọc ở những nơi ẩm ướt, thường được sử dụng để chữa kinh nguyệt không đều, viêm âm đạo, động thai, băng huyết, đau bụng kinh...Ngoài ra, ngải cứu là món ăn rất hợp vị người Việt khi kết hợp cùng các loại thực phẩm khác như: trứng, gà nhỏ, xương...

Đối với phụ nữ mang thai, ngải cứu là bài thuốc chữa động thai và sẩy thai liên tiếp. Ngoài ra, với những bà bầu hay bị căng thẳng, đau đầu thì ngải cứu sẽ là bài thuốc rất hữu hiệu, giúp mẹ luôn thoải mái và hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng.
vicare.vn-cach-su-dung-ngai-cuu-de-tot-cho-me-va-thai-nhi-body-1

Ngải cứu có thể kết hợp với nhiều thực phẩm khác.

Tuy nhiên, không phải vì công dụng rất tốt mà sử dụng ngải cứu quá nhiều hay bừa bãi, cần phải có liều lượng hợp lý và kết hợp với các thực phẩm khác thì mới mang lại hiệu quả mà không gây ra tác dụng phụ.

Sử dụng ngải cứu như thế nào để tốt cho mẹ và thai nhi?

Không thể phủ nhận công dụng tuyệt vời của ngải cứu, nhưng đối với phụ nữ đang mang thai thì cần lưu ý khi sử dụng ngải cứu như một món ăn hàng ngày

  • Số lượng ngải cứu nên dùng chỉ từ ba ngọn đến năm ngọn trong một lần, và chỉ ăn từ một đến ba bữa trong một tuần. Không nên ăn quá nhiều sẽ gây tác dụng phụ cho thai nhi.

  • Nếu mẹ có tiền sử sảy thai và sinh non thì không nên sử dụng ngải cứu thường xuyên, nhất là trong ba tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ. Có nhiều chị em cho biết có thể do họ ăn ngải cứu quá nhiều nên bụng đau, tử cung co bóp mạnh, đây là hiện tượng dễ dẫn đến sảy thai và sinh non rất cao.

  • Phụ nữ mang thai mắc chứng rối loạn đường ruột cấp tính thì không nên ăn ngải cứu, bởi ngải cứu có tác dụng nhuận tràng sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, gây khó chịu cho mẹ.

  • Nếu mẹ bi viêm gan tuyệt đối không ăn ngải cứu vì có thể trúng độc dẫn đến viêm gan cấp tính.

  • Mẹ có cơ thể nhạy cảm, máu nóng cũng hạn chế ăn ngải cứu.

Một số món ăn có ngải cứu giúp mẹ an thai và bổ sung dinh dưỡng như:

  • Ngải cứu kết hợp trứng gà ta, tráng lên sẽ là món ăn rất bổ dưỡng, cung cấp nhiều chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.

  • Khi dưỡng an thai có thể dùng lá ngải cứu kết hợp tía tô, đem sắc lấy nước uống. Ngày uống từ ba đến bốn lần. Nếu cảm thấy khó uống có thể bỏ thêm chút đường. Đây là bài thuốc an thai cực kỳ hiệu quả với những trường hợp bị đau bụng, ra máu.

  • Lấy ngải cứu hầm cách thủy với gà ác cùng hạt sen, thuốc bắc là một món ăn bổ cho phụ nữ mang thai.

vicare.vn-cach-su-dung-ngai-cuu-de-tot-cho-me-va-thai-nhi-body-2

Gà tần ngải cứu là món ăn bổ dưỡng cho mẹ bầu.

Ngải cứu luôn được coi là một bài thuốc tốt với nhiều công dụng, nhưng nếu không tìm hiểu và biết cách sử dụng hợp lý thì ngải cứu lại trở thành thuốc độc. Vì vậy, phụ nữ mang thai nếu muốn ăn ngải cứu nên căn cứ vào tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng phụ, ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.