Cách chăm sóc trẻ bị quai bị của các mẹ thông thái

Quai bị là bệnh thường gặp ở mọi độ tuổi, đặc biệt là trẻ em. Khi trẻ bị quai bị, cha mẹ nên biết cách chăm sóc để giúp con mau khỏi bệnh. Nếu người lớn lơ là tình trạng bệnh của con, nguy cơ biến chứng dẫn tới vô sinh là rất cao. Cùng HoiBenh tìm hiểu kỹ hơn cách chăm sóc trẻ bị quai bị qua bài viết sau đây.

Cách chăm sóc trẻ bị quai bị của các mẹ thông thái Cách chăm sóc trẻ bị quai bị của các mẹ thông thái

Quai bị là bệnh thường gặp ở mọi độ tuổi, đặc biệt là trẻ em. Khi trẻ bị quai bị, cha mẹ nên biết cách chăm sóc để giúp con mau khỏi bệnh. Nếu người lớn lơ là tình trạng bệnh của con, nguy cơ biến chứng dẫn tới vô sinh là rất cao. Cùng HoiBenh tìm hiểu kỹ hơn cách chăm sóc trẻ bị quai bị qua bài viết dưới đây.

Quai bị là gì?

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus gây ra, bệnh thường lành tính với tổn thương chính là viêm tuyến nước bọt. Virus RNA thuộc họ Paramyxovirus là mầm bệnh gây ra bệnh quai bị ở trẻ. Bệnh quai bị xảy ra ở độ tuổi trẻ từ 14 tuổi tới 16 tuổi, diễn ra quanh năm trên khắp thế giới. Sau khi nhiễm, người bệnh có miễn dịch suốt đời.

Nguyên nhân khiến bé mắc quai bị

Trẻ bị quai bị, sẽ có khả năng lây bệnh cho người khác qua đường hô hấp vì các giọt nước bọt nhỏ li ti bắn ra khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi... Tuy nhiên, đối với những trẻ bị quai bị sẽ không mắc lại lần thứ 2.

Bệnh có khả năng lây từ 7 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên và 7 ngày sau khi hết triệu chứng. Những vật dụng như, bát ăn, cốc uống nước, đồ ăn... là con đường dẫn tới trẻ bị mắc bệnh quai bị từ những người khác.

vicare.vn-cach-cham-soc-tre-bi-quai-bi-cua-cac-me-thong-thai-body-1

Trẻ em trong độ tuổi 5-15 dễ bị bệnh quai bị nhất. Những nguy cơ mắc bệnh quai bị cá biệt cũng có thể gặp ở trẻ nhỏ hơn, thậm chí mới có 5 - 6 tháng tuổi do kháng thể chống quai bị được hưởng thụ từ máu và sữa mẹ cũng đã bị suy giảm và hết. Nên trong thời gian có dịch và nguy cơ nhiễm bệnh lớn cũng phải chú ý bảo vệ các đối tượng này.

Virus gây bệnh quai bị có thể xâm nhập đường hô hấp trên, sau đó theo đường máu đến tuyến nước bọt, tinh hoàn, buồng trứng, tụy tạng và trong một số trường hợp lên cả màng não. Và virus cũng có thể từ niêm mạc miệng đi ngược ống Stensen lên tuyến mang tai.

Triệu chứng bệnh quai bị

Khi nhiễm virus gây quai bị, trẻ sẽ trải qua một thời gian ủ bệnh kéo dài 18 đến 25 ngày, hoàn toàn yên lặng không bộc lộ dấu hiệu và triệu chứng gì.

– Trước khi phát bệnh 2 ngày và sau khi viêm tuyến mang tai 9 ngày là thời gian có khả năng truyền bệnh.

– Tiếp đó, bước sang giai đoạn khởi phát bệnh với các triệu chứng sốt 38-38,5 độ C, nhức đầu, nôn. Có thể có trước khi sưng tuyến nước bọt.

– Trong các tuyến nước bọt (tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi...) thì tuyến mang tai có tỷ lệ bị tác động nhiều hơn hẳn (tuyến này nằm ở vị trí góc hàm trước và dưới mỗi bên tai). Cha mẹ sẽ thấy tuyến mang tai sưng to, dái tai bạnh ra ngoài, má phệ. Sờ không nóng, không đỏ, da bóng, ấn vào đau tăng. Thường tuyến ở một bên sưng lên nhiều ngày trước khi tuyến bên kia bị sưng, nhưng đôi khi bệnh chỉ ảnh hưởng đến 1 tuyến. Trường hợp sưng cả 2 bên tuyến mang tai sẽ tạo bộ mặt của bệnh nhân có hình dáng như quả lê. Bệnh nhân nhai, nuốt khó khăn. Sau 6-7 ngày, tuyến sưng giảm dần rồi trở lại bình thường.

– Những cơn đau đầu sẽ ngày càng trở nên dữ dội sau các tuyến ở mang tai đã bị sưng lên. Ở thời điểm này, trẻ nhỏ thường sợ tiếp xúc với ánh sáng chói, chán ăn và có thể nôn. Triệu chứng đau đầu thậm chí vẫn còn tiếp diễn sau khi các tuyến ở vùng mang tai đã hết sưng.

– Các triệu chứng khi sang đến giai đoạn toàn phát sẽ hết đi trong vòng vài ngày. Nhưng bệnh nhân vẫn còn khả năng lây nhiễm cho người khác cho tới khi hết hẳn sưng, tuy nhiên bệnh khi đó có thể lan sang tuyến nước bọt khác hoặc gây biến chứng đối với một số phủ tạng khác.

– Cũng cần biết là 1/3 số bệnh nhân quai bị không biểu hiện triệu chứng gì. Đôi khi, bệnh quai bị qua đi mà không hay biết do tuyến không sưng. Cũng có gặp những trường hợp bệnh nhân có triệu chứng viêm tinh hoàn - một biến chứng thường gặp ở một số bệnh nhân bị quai bị khi đã ở độ tuổi trẻ trưởng thành.

– Triệu chứng sưng phồng thường sẽ suy giảm sau khoảng 5-10 ngày.

vicare.vn-cach-cham-soc-tre-bi-quai-bi-cua-cac-me-thong-thai-body-2

Các biến chứng của bệnh quai bị ở trẻ

Biến chứng viêm não – viêm màng não: cần phải có sự can thiệp ngay của các bác sĩ. Trẻ có hiện tượng sốt cao, nhức đầu, ói mửa, nôn, đôi khi co giật.

– Viêm màng não tăng lâm ba lành tính: 16% trường hợp bị quai bị mắc phải.

– Viêm não: Biến chứng này có thể xảy ra ở thời điểm tuyến nước bọt đang sưng viêm hoặc sau đó 2 – 3 tuần lễ.

– Biến chứng vào các thần kinh sọ não (0,1%) gây điếc một bên hoặc cả 2 bên tai. Các biến chứng gây viêm thần kinh, viêm tủy, viêm nhiều rễ thần kinh có thể xảy ra nhưng rất hiếm gặp.

– Biến chứng viêm tinh hoàn (ở tuổi dậy thì): Biến chứng xảy ra sau 7-10 ngày viêm tuyến mang tai, trẻ thường đột nhiên sốt cao 40-41 độ C, lạnh run, nhức đầu, mê sảng, ói mửa, đau bụng, tinh hoàn sưng to. Tình trạng này kéo dài khoảng một tuần thì giảm. Tinh hoàn sưng to, đỏ, rất đau và kèm sốt cao, có thể teo, gây vô sinh nếu cả 2 tinh hoàn cùng bị. Viêm tinh hoàn chiếm tỉ lệ 2% số trường hợp quai bị.

– Viêm buồng trứng: đau nặng vùng thượng vị, trong nước tiểu có đường, (cũng ở tuổi dậy thì): đau bụng một bên hoặc 2 bên gần vùng hố chậu.

– Viêm tụy tạng cấp: thường ít gặp nhất, xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày thứ bảy sau khi viêm tuyến mang tai, người bệnh sốt cao, đau bụng, nôn, trụy mạch. Trẻ cần được nghỉ ngơi, uống thuốc hạ sốt, giảm đau là có thể hồi phục sau hai tuần.

– Nhồi máu phổi: Là tình trạng một vùng phổi bị thiếu máu nuôi dưỡng, có thể tiến đến hoại tử mô phổi. Nhồi máu phổi là biến chứng tiếp theo có thể xảy ra sau viêm tinh hoàn do quai bị vì hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến.

vicare.vn-cach-cham-soc-tre-bi-quai-bi-cua-cac-me-thong-thai-body-3

Cách chăm sóc bé bị quai bị như thế nào?

1. Kiêng các đồ ăn cay, chua bởi chúng sẽ kích thích tuyến nước bọt phân tiết và vùng lây nhiễm virus quai bị do đó sẽ sưng to hơn dẫn đến dễ bị biến chứng sau này.

2. Không tự ý dùng thuốc bôi, thuốc đắp, thuốc uống khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ

3. Loại những món ăn nếp và thực phẩm khó tiêu hóa ra khỏi thực đơn của bé.

4. Tránh tắm bằng nước lạnh hoặc ngâm mình trong bồn quá lâu.

5. Tránh bụi bẩn, không khí lạnh để không bị bội nhiễm vi khuẩn.6. Tránh vận động mạnh.

7. Thức ăn lỏng như bột ngó sen, cháo gạo tẻ hay canh trứng chia thành nhiều bữa và điều chỉnh liều lượng phù hợp. Khi bệnh chuyển biến khỏi dần, mẹ từ từ chuyển qua những món mềm, không ăn đồ cứng ngay bởi thể trạng vẫn chưa hồi phục hoàn toàn.

8. Các loại đỗ không chỉ có thành phần dinh dưỡng cao mà còn có tác dụng như thuốc giúp trẻ mắc quai bị mau hồi phục. Khẩu phần ăn gồm đỗ xanh, đỗ tương chia lượng bằng nhau và đem đun nhừ và bỏ thêm đường đỏ. Ngoài ra, mẹ ninh đỗ xanh cả vỏ cho nhừ kèm thêm rau cải cho bé ăn đều đặn trong 3 đến 5 ngày để giúp bệnh tình thuyên giảm.

9. Rau và hoa quả đóng vai trò quan trọng giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ mắc chàm bàm.

vicare.vn-cach-cham-soc-tre-bi-quai-bi-cua-cac-me-thong-thai-body-4

10. Bổ sung nước lọc ấm, nước hoa quả, sữa hạt để cơ thể tránh mất nước.

11. Tăm gội và vệ sinh răng miệng: khi mắc bệnh này bé vẫn có thể tắm nước ấm và gội đầu bình thường. Mẹ cũng cần lưu tâm vệ sinh răng miệng và cơ thể sạch sẽ cho bé bằng nước muối loãng để tránh khô miệng và hạn chế sự phát triển vi khuẩn trong khoang miệng.

12. Có thể cho trẻ sử dụng một số loại thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen hay corticoid, để giúp đau đầu, giảm sưng. Nên tham khảo theo ý kiến bác sĩ.

13. Trong trường hợp sốt cao liên tục, không hạ sốt được hoặc thấy xuất hiện biến chứng cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

14. Nhiều mẹ lo lắng rằng liệu trẻ bị quai bị có tắm được không. Vậy thì mẹ hay nhớ, nên lau người cho trẻ bằng nước ấm và kiêng lạnh.