Buồn nôn sau khi uống thuốc kháng sinh

Buồn nôn sau khi uống thuốc kháng sinh là một trong những tác dụng phụ điển hình khi sử dụng kháng sinh không có sự kiểm soát, chỉ định của bác sĩ điều trị. Mặc dù kháng sinh là loại thuốc được quy định bán theo đơn của bác sĩ điều trị, nhưng thực tế hiện nay chúng có thể mua được khá dễ dàng tại các nhà thuốc, hiệu thuốc do công tác quản lý còn lỏng lẻo.

Buồn nôn sau khi uống thuốc kháng sinh Buồn nôn sau khi uống thuốc kháng sinh

Mặc dù kháng sinh là loại thuốc được quy định bán theo đơn của bác sĩ điều trị, nhưng thực tế hiện nay chúng có thể mua được khá dễ dàng tại các nhà thuốc, hiệu thuốc do công tác quản lý còn lỏng lẻo. Buồn nôn sau khi uống thuốc kháng sinh là một trong những tác dụng phụ điển hình khi sử dụng kháng sinh không có sự kiểm soát, chỉ định của bác sĩ điều trị.

Dấu hiệu buồn nôn sau khi dùng thuốc kháng sinh

Khi dùng thuốc trị bệnh, bên cạnh tác dụng điều trị thuốc có thể gây ra những bất lợi cho người dùng. Những bất lợi này rất phong phú và đa dạng, có thể từ nhẹ đến nặng, buộc phải ngừng dùng thuốc và cần tới sự hỗ trợ của y tế.

Có cảm giác buồn nôn và nôn là dấu hiệu hay gặp nhất sau khi sử dụng thuốc kháng sinh nhưng không phải ai cũng hiểu biết về dấu hiệu này một cách tường tận. Buồn nôn, nôn sẽ gây phiền hà trong quá trình điều trị bệnh cũng như làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh. Rất nhiều thuốc có tác dụng phụ khi xâm nhập vào đường tiêu hóa gây buồn nôn và nôn như thuốc giảm đau, chống viêm, tránh thai, thuốc kháng sinh, kháng viêm...

Nguyên nhân gây buồn nôn sau khi uống thuốc kháng sinh là do các loại thuốc này có chứa các chất kích thích dạ dày, khiến dạ dày tăng co bóp và đẩy thức ăn trào ngược lên gây hiện tượng buồn nôn, nôn. Trường hợp nhẹ, dấu hiêu dễ nhận biết và không kéo dài, chỉ thoáng qua thì không cần ngừng thuốc, nhưng các triệu chứng trên nặng cần phải thay đổi đường dùng thuốc, ví dụ từ thuốc uống chuyển sang dùng dạng thuốc đặt, tiêm... hoặc thay thuốc.

Ngoài việc kích thích dạ dày gây buồn nôn, nôn thì các thuốc này còn làm cho người bệnh có cảm giác cồn cào, khó chịu. Để khắc phục các tình trạng này, một số thuốc đã được sử dụng sau khi ăn hoặc uống với nhiều nước giúp thuốc trôi thật nhanh xuống ruột.

vicare.vn-buon-non-sau-khi-uong-thuoc-khang-sinh-body-1

Một số dấu hiệu khác cần đề phòng

Tiêu chảy

Tiêu chảy là một biểu hiện hay xảy ra khi đang dùng một thuốc nào đó và đặc biệt là thuốc kháng sinh. Người cao tuổi và trẻ em là hai đối tượng dễ gặp tác dụng phụ này. Ngoài ra, thuốc điều trị bệnh gút như colchicin có độc tính lên hệ tiêu hóa cao cũng gây tiêu chảy cấp tính và cũng gây buồn nôn, nôn.

Viêm - loét - chảy máu đường tiêu hóa

Người bệnh sẽ thấy có hiện tượng đau bụng (khi bị viêm loét đường tiêu hóa) hoặc đi ngoài phân đen (do chảy máu đường tiêu hóa)... Các thuốc thường gây ra bất lợi này là các thuốc giảm đau, chống viêm không steroid thường dùng trong các bệnh xương khớp, nhất là ở những người cao tuổi.

Thuốc có thể gây viêm, loét, chảy máu tiêu hóa, thậm chí là thủng dạ dày- ruột... và nguy cơ đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Các thuốc kháng viêm corticoid được dùng trong điều trị các bệnh có liên quan đến dị ứng, viêm và ức chế miễn dịch cũng là thủ phạm gây ra các bất lợi này.

Ban đỏ và Mày đay

Ban đỏ có biểu hiện xuất hiện ban nhỏ như đầu đinh ghim ở thân mình và có thể liên kết lại với nhau tạo thành mảng gây ngứa. Ban đỏ có thể xuất hiện sau dùng thuốc khoảng 1 tuần và tồn tại đến một vài tuần. Người bệnh khi dùng các thuốc như kháng sinh hay thuốc chống động kinh, co giật cần lưu ý tới tới các bất lợi này.

Mày đay thường là biểu hiện hay gặp và là biểu hiện ban đầu của phần lớn các trường hợp dị ứng thuốc. Mày đay có thể xuất hiện ngau sau khi sử dụng thuốc khoảng từ 5 - 10 phút, hoặc có thể xuất hiện đến vài ngày tùy theo từng loại thuốc gây dị ứng. Người bệnh có cảm giác nóng bừng, ngứa và nổi ban trên da Trường hợp nặng, kèm theo với mày đay có thể đau bụng, đau khớp, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, sốt cao...

vicare.vn-buon-non-sau-khi-uong-thuoc-khang-sinh-body-2

Sốc phản vệ

Biểu hiện của sốc phản vệ cũng khá đa dạng, thường xảy ra sau khi dùng thuốc từ vài giây đến 20-30 phút. Biểu hiện đầu tiên là người bệnh có cảm giác lạ như bồn chồn, hoảng hốt, sợ chết.... Sau đó là sự xuất hiện nhanh các triệu chứng ở một hoặc nhiều cơ quan như tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, da....

Trường hợp nguy cấp sẽ xuất hiện với những biểu hiện như mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt, không đo được, khó thở, ngứa ran khắp người, đau quặn bụng, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ. Nặng nhất là người bệnh hôn mê, nghẹt thở, rối loạn tim mạch, ngừng tim và tử vong sau ít phút.

Sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng nhất và dễ gây tử vong. Khá nhiều loại thuốc có thể gây sốc phản vệ như kháng sinh, huyết thanh, thuốc chống viêm, giảm đau, hạ sốt, tinh chất gan, một số loại vitamin, thuốc gây tê...

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về hiện tượng buồn nôn sau khi uống thuốc kháng sinh, hoặc những dấu hiệu bất lợi khác mà bạn có thể đề phòng khi dùng thuốc. HoiBenh chúc bạn luôn mạnh khỏe.

Xem thêm:

  • Thai phụ bị viêm mũi dị ứng có được dùng thuốc kháng sinh không?
  • Thai phụ sử dụng thuốc kháng sinh cảm cúm có nguy hiểm cho thai nhi không?