Bị tắc vòi trứng thì có kinh nguyệt không?
Vòi trứng là đoạn cuối của ống dẫn trứng, là một bộ phận cực kì quan trọng trong quá trình sinh sản ở nữ giới. Đây là nơi tiếp nhận noãn trứng chin từ buồng trứng, đồng thời đây cũng là nơi diễn ra quá trình thụ tinh. Sau khi diễn ra quá trình thụ tinh, hợp tử được tạo thành và di chuyển xuống tử cung để làm tổ và phát triển thành thai nhi.
Bị tắc vòi trứng thì có kinh nguyệt không?
Tuy nhiên vòi trứng cũng dễ bị tổn thương, đặc biệt là tình trạng tắc vòi trứng. Vậy bệnh tắc vòi trứng là gì và liệu nó có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?
Tắc vòi trứng là gì?
Tắc vòi trứng là hiện tượng vòi trứng bị bịt kín bởi các chất nhầy, dịch mủ, niêm mạc... làm mất đi chức năng chuyền dẫn của vòi trứng. Hiện tượng tắc vòi trứng được chuẩn đoán là do không điều trị kịp thời các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, trải qua phẫu thuật vùng chậu, đã từng sảy thai, nạo phá, hoặc viêm vòi trứng mãn tính... cũng có một số trường hợp là do bẩm sinh.
Khi bị bệnh tắc vòi trứng sẽ tạo ra rào cản khiến trứng và tinh trùng không thể gặp nhau. Điều đó đồng nghĩa với việc quá trình thụ tinh sẽ không diễn ra, người phụ nữ sẽ bị vô sinh. Trong trường hợp khác, trứng và tinh trùng gặp nhau nhưng do tắc ở một đoạn nào đó trong vòi trứng khiến chúng không thể di chuyển xuống dạ con để làm tổ. Khi đó hiện tượng chửa ngoài dạ con được hình thành, rất nguy hiểm đến tính mạng.
Tắc vòi trứng thì có kinh nguyệt không?
Nhiều người có chung thắc mắc rằng, mỗi lần rụng trứng thì sẽ xuất hiện kỳ kinh nguyệt. Thế nhưng khi mắc bệnh tắc vòi trứng, thì liệu có kinh nguyệt hay không? Trên thực tế, rất nhiều phụ nữ bị tắc một hoặc hai bên buồng trứng vẫn có kinh nguyệt bình thường.
Theo các chuyên gia, chu kỳ kinh nguyệt thực tế là quá trình lớp nội mạc tử cung bị bong chóc dưới tác động của estrogen và progesterone được tiết ra ở buồng trứng. Do đó, về mặt lý thuyết, tắc vòi trứng không ảnh hưởng đến quá trình kinh nguyệt diễn ra. Mặc dù chu kỳ kinh nguyệt vẫn diễn ra nhưng khi nếu mắc phải bệnh tắc vòi trứng, nhưng chắc chắn quá trình hành kinh sẽ bị ảnh hưởng.
Khi bị tắc vòi trứng và đến kỳ kinh, có thể chị em sẽ cảm thấy đau bụng ở một vị trí nhất định nếu đè tay vào bụng dưới. Ngoài ra lượng kinh nguyệt có thể sẽ ít hơn so với bình thường. Nói chung, mắc bệnh tắc vòi trứng không ảnh hưởng nhiều đến việc có kinh nguyệt. Tuy nhiên đây là căn bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến việc vô sinh ở phụ nữ.
Làm gì khi bị bệnh tắc vòi trứng?
Nếu bạn thấy mình có các triệu chứng như: rối loạn kinh nguyệt, viêm nhiễm âm đạo, đau bụng dưới, sưng cứng vùng bụng, đi tiểu nhiều lần... là các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bị tắc vòi trứng.
Lúc này cần đến gặp bác sĩ để được khám, chuẩn đoán và tìm cách điều trị phù hợp. Tùy vào mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp khác nhau. Nếu bị nhẹ, bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc kháng sinh, tiêu viêm để thông tắc vòi trứng. Còn nếu trường hợp nặng hơn, sẽ tiến hành các cách điều trị sau đây:
- Bơm hơi thông tắc vòi trứng: Phương pháp này chỉ là cách điều trị tạm thời, tắc vòi trứng có thể tái phát sau một thời gian.
- Phẫu thuật nội soi vòi trứng: Bác sĩ sẽ đặt thiết bị nội soi vào trong buồng tử cung, sau đó đưa một thiết bị chuyên dụng vào để đẩy các chất làm tắc vòi trứng. Đồng thời tách các phần vòi trứng bị dính.
- Phẫu thuật cắt nối vòi trứng: Bác sĩ sẽ cắt phần vòi trứng bị viêm nhiễm sau đó nối lại. Đây là phương pháp đòi hỏi kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Nó cũng là phương pháp điều trị nhất.
- Phẫu thuật cắt vòi trứng: Đây là phương pháp cuối cùng được áp dụng, để điều trị bệnh tắc vòi trứng. Và khi tiến hành cách làm này, khả năng mang thai tự nhiên của các chị em sau khi cắt bỏ vòi trứng gần như bằng không. Tuy nhiên, các chị em trong trường hợp này vẫn có cơ hội làm mẹ nhờ thụ tinh nhân tạo.
Những lưu ý khi điều trị tắc vòi trứng
Để quá trình điều trị mang lại hiệu quả cao hơn cũng như người bệnh có thể phục hồi nhanh chóng, các chị em cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Uống nhiều nước hơn
- Thêm tỏi vào các bữa ăn để ngăn ngừa nhiễm trùng
- Ăn thêm ớt, quế, gừng để tăng lưu thông khí huyết, cải thiện lượng máu để phá vỡ tắc nghẹn vòi trứng.
- Hạn chế các thực phẩm liên quan đến đậu nành, sữa. Vì đây là những sản phẩm xuất chất nhày làm tăng mức độ tắc vòi trứng.
- Không nên ăn các đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, tránh xa rượu bia và thuốc lá.
- Tập thể dụng đều đặn để cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.
- Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục 2 lần một ngày, không nên thụt rữa âm đạo...
Trên đây là những kiến thức cần thiết liên quan đến bệnh tắc vòi trứng. Hi vọng với những thông tin mà HoiBenh vừa cung cấp, chị em đã có cho mình câu trả lời về việc có kinh hay không khi bị tắc vòi trứng. Qua đó, bạn cũng không nên quá lo lắng mà hãy chú ý điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Xem thêm
- 4 biểu hiện tắc vòi trứng mà bạn cần lưu tâm
- 4 địa chỉ Đông y chữa tắc vòi trứng tại TP. Hồ Chí Minh