Bệnh viêm họng cấp ở trẻ em

Viêm họng cấp là bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trong thời tiết ẩm ướt giá lạnh mùa đông. Bệnh không nguy kịch, nhưng sẽ trở nên nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách.

Bệnh viêm họng cấp ở trẻ em Bệnh viêm họng cấp ở trẻ em

Viêm họng cấp là bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trong thời tiết ẩm ướt giá lạnh mùa đông. Bệnh không nguy kịch, nhưng sẽ trở nên nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Vì vậy, căn nguyên và cách phòng chữa bệnh viêm họng cấp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại nhà sao cho an toàn và có hiệu quả được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm.

Nguyên nhân trẻ bị viêm họng cấp

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị mắc viêm họng cấp:

- Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là những thay đổi tiêu cực từ môi trường sống: thời tiết giao mùa, thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường, khói bụi trong không khí (đặc biệt là khói thuốc lá, khói xe, hơi than...), trẻ mới đi mẫu giáo hay mới cai sữa hoặc thay đổi chế độ ăn dặm...

- Tiếp đến là những thay đổi tiêu cực từ môi trường khiến hệ miễn dịch chưa hoàn thiện của các bé trở nên yếu đi trước sự tấn công ồ ạt của các virut, nấm và vi khuẩn đang phát triển rất mạnh trong môi trường nhiệt độ thấp mà độ ẩm lại cao. Có tới 200 loại virus liên cầu khuẩn nhóm A (S.pyogenes) gây viêm họng ở trẻ

- Cũng có nhiều trường hợp, mũi bị viêm sinh ra dịch nhày chảy xuống họng dẫn tới viêm họng. Hơn nữa khi mũi bị ngạt, bé sẽ phải thởi bằng miệng. Không khí lạnh đi vào trong cơ thể đi thẳng xuống họng mà không được làm ấm vào qua mũi, trẻ dễ dàng bị viêm họng cấp.

vicare.vn-benh-viem-hong-cap-o-tre-em-body-1

Biểu hiện khi trẻ bị viêm họng cấp

Viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột. Đối với trẻ nhỏ, biểu hiện đầu tiên khi bị viêm họng cấp sẽ là những lần hắt hơi, cường độ càng nhiều lên, ngứa mũi, hơi nặng đầu, tay chân mỏi mệt. Những ngày tiếp theo triệu chứng sẽ nặng dần, thường là: đau rát cổ họng, nói khó, nuốt vướng, sốt cao và có thể đột ngột lên 39 đến 40°C, chảy nước mũi, nôn trớ, khàn tiếng, chảy nước mũi, tắc mũi, sụt sịt, khàn giọng, lúc đầu ho khan, sau ho có đờm,... Nếu đi khám, bác sĩ sẽ quan sát được phần niêm mạc họng đỏ rực, phù nề, có thể có mủ hoặc bựa trắng.

Đối với trẻ sơ sinh, trẻ thường có biểu hiện quấy khóc liên tục, bỏ bú, thân nhiệt tăng cao, đôi khi có thể sốt cao lên đến 39 – 40 độ C. Do ngạt mũi, trẻ thường thở bằng miệng, có thể thở nhanh hơn bình thường, đôi khi co rút lồng ngực (khi đó có thể trẻ đã bị viêm đường hô hấp dưới)

Các triệu chứng thường xuất hiện trong 3-4 ngày, sau đó bệnh sẽ giảm dần, các biểu hiện cũng mất đi nhanh chóng. Tuy nhiên, nó sẽ trở lại ngay và gây nhiều rắc rối hơn nếu không điều trị đúng cách. Hoặc đối với trẻ có hệ miễn dịch kém, bệnh có thể tiến triển nặng và kéo dài lâu hơn.

Riêng đối với trường hợp viêm họng cấp bội nhiễm, các triệu chứng ở trẻ sẽ kéo dài hơn và có những biến chứng nhẹ thì viêm mũi, phế quản, viêm tai, nặng thì viêm vi cầu thận, viêm họng cấp do nấm hoặc viêm khớp cấp.

Các biến chứng có thể xảy ra sau khi bị viêm mũi họng cấp

Nếu kéo dài tình trạng bội nhiễm thì hậu quả chắc chắn sẽ dẫn đến lây lan viêm nhiễm đến các cơ quan khác của đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới như viêm tai, mũi, phế quản, phổi...; nguy hiểm hơn nữa là nguy cơ liên cầu khuẩn làm kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể gây ảnh hưởng đến tim, khớp hoặc thần kinh ... Triệu chứng chung trong trường hợp này là trẻ đau họng, sốt, ho, rồi sưng, nóng các khớp, chạy từ khớp này sang khớp khác.

vicare.vn-benh-viem-hong-cap-o-tre-em-body-2

Chăm sóc trẻ bị viêm họng cấp

Đừng nên quá lo lắng khi trẻ có những biểu hiện ban đầu của viêm họng cấp. Nếu trẻ sốt không quá cao, các mẹ có thể theo dõi và chăm sóc bé tại nhà. Trước hết, các mẹ cần xác định nguyên nhân gây bệnh để xử trí cho đúng.

Viêm họng cấp do virus

Vì kháng sinh không có tác dụng với virus (trừ các đợt dịch virus cúm nguy hiểm có tỷ lệ biến chứng cao); nên với trường hợp này chủ yếu là điều trị triệu chứng. Các mẹ chỉ cần dùng các loại thuốc điều trị triệu chứng (hạ sốt, giảm ho). Thông thường, những triệu chứng viêm họng cấp có thể tự khỏi sau vài ngày nếu được chăm sóc tốt mà không cần dùng tới kháng sinh.

Viêm họng cấp do vi khuẩn

Chỉ chiếm khoảng 20 – 25% trường hợp viêm họng cấp ở trẻ em. Với trường hợp này, bắt buộc phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Khi sốt cao, bé cũng cần được dùng thuốc hạ sốt theo ý kiến của bác sĩ. Lưu ý không dùng kháng sinh quá 7 ngày.

Trong cả hai trường hợp, các mẹ đều thực hiện những quy tắc điều trị sau:

- Cho bé súc miệng hằng ngày với nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý 9%. Khuyến khích dùng nước muối sinh lý bán tại các hiệu thuốc để đảm bảo sự cân bằng giữa lượng muối và lượng nước cũng như an toàn vệ sinh.

- Bù nước và chất điện giải bằng cách uống dung dịch oresol (ORS) theo liều lượng chỉ dẫn. Lưu ý phải dùng toàn bộ gói oresol (không được tiết kiệm chỉ dùng nửa gói hay một phần gói) và pha đúng liều lượng ghi trên bao bì để tránh trường hợp bị sốc điện giải.

- Cho trẻ nghỉ ngơi, giữ ấm các khu vực gan bàn chân, cổ, ngực cho bé một cách hợp lí..

- Chú ý tới chế độ dinh dưỡng của trẻ, cung cấp cho trẻ những loại thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt. Trẻ vẫn còn đang trong thời gian bú sữa mẹ cần tăng cường số lần bú trong ngày. Cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia nhiều bữa trong ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường, không nên ép trẻ ăn hết phần thức ăn cha mẹ đã chuẩn bị.

- Có thể dùng quất hấp mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh cho trẻ uống để làm dịu cảm giác ngứa rát ở cổ họng, thu hẹp vùng viêm nhiễm, giảm lượng vi khuẩn, vi rút gây hại ở vùng họng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Lưu ý đối với em bé dưới 12 tháng tuổi khi bị sốt lên tới trên 38°C thì cần đưa bé đi khám, trẻ sốt cao dễ dẫn tới co giật. Cần tuân thủ những hướng dẫn, yêu cầu của bác sĩ đặt ra, dùng thuốc đủ liều, không tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị viêm họng cấp cho bé. Trẻ có biến chứng thấp tim cần được cha mẹ quan tâm, theo dõi thường xuyên và có phương pháp điều trị chu đáo.

vicare.vn-benh-viem-hong-cap-o-tre-em-body-3
Quất ngâm mật ong chữa viêm họng hiệu quả.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

- Giữ ấm cơ thể, nhất là gan bàn chân, ngực, cổ khi thời tiết lạnh.

- Không uống nước quá lạnh hoặc quá nóng.

- Hàng ngày vệ sinh họng, miệng sạch sẽ.

- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

- Phòng ngủ cần thoáng mát, hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm, độc hại hoặc hanh khô. Điều hòa nhiệt độ thì cần giữ ở mức 26 - 28°C. Khi dùng quạt phải luôn được quay để thay đổi hướng gió.

- Cung cấp đầy đủ dưỡng chất và vận động, nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng cho trẻ.