Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có nên mang thai không?

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như khả năng hoạt động hàng ngày của người bệnh. Vậy “Thoát vị đĩa đệm có nên mang thai không? Nếu có thai có khiến bệnh nặng thêm không, có ảnh hưởng gì không?” là câu hỏi được nhiều chị em đang quan tâm nhất hiện nay.

Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có nên mang thai không? Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có nên mang thai không?

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như khả năng hoạt động hàng ngày của người bệnh. Vậy đối với những phụ nữ có thai thì có ảnh hưởng như thế nào, bị thoát vị đĩa đệm có nên mang thai không. HoiBenh sẽ trả lời thắc mắc của rất nhiều chị em qua bài viết dưới đây.

1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm nằm giữa 2 đốt sống bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu chèn ép, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh xung quanh khiến người bệnh phải chịu đựng các cơn đau nhức.

Tình trạng thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống. Tuy nhiên, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là phổ biến hơn cả do đặc thù công việc, do làm việc nặng nhọc quá sức. Phần thắt lưng là phần phải chịu đựng sức ép từ cơ thể khiến đĩa đệm bị ảnh hưởng.

vicare.vn-benh-nhan-bi-thoat-vi-dia-dem-co-nen-mang-thai-khong-body-1

2. Bạn có nên mang thai khi đang bị thoát vị đĩa đệm?

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi về cả thể chất và tâm lý. Các cơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện khiến thai phụ khỏe mạnh cũng có thể bị mệt mỏi với tâm trạng khó chịu, bức bối.

Với thai phụ bị thoát vị đĩa đệm những cơn đau phải gánh chịu sẽ dữ dội hơn nhiều lần, sức ép của thai nhi lên cột sống sẽ ngày càng tăng theo thời gian. Mặt khác, việc lựa chọn các phương pháp giảm đau khi mang thai sẽ bị giới hạn rất nhiều.

Thai phụ không được phép sử dụng thuốc giảm đau trong thời kỳ này vì có thể sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển bình thường của thai nhi, gia tăng nguy cơ dị tật của thai nhi.

Vì vậy, nếu có điều kiện và thời gian, bạn nên điều trị dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm trước khi quyết định mang thai. Trường hợp đang điều trị bệnh nhưng mong muốn có con, bạn nên tham vấn ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để tìm ra các phương pháp điều trị tốt nhất nhằm giảm đau khi mang thai mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

3. Hướng điều trị thoát vị đĩa đệm cho phụ nữ mang thai như thế nào?

Phụ nữ mang thai cũng có thể được điều trị thoát vị đĩa đệm bằng các phương pháp phổ thông như sử dụng một số loại thuốc điều trị hay phương pháp sử dụng sức nóng. Nhưng tốt hơn hết bạn nên lựa chọn cách điều trị tốt nhất.

Hoạt động sai tư thế có thể làm cho sức ép lên các đĩa đệm càng nặng thêm. Vì thế, hệ thống các bài tập dành cho phụ nữ mang thai là rất cần thiết, để duy trì các tư thế đúng và tăng cường sức mạnh các nhóm cơ xung quanh cột sống, hỗ trợ các đĩa đệm phục hồi

Chữa bệnh bằng phương pháp nắn khớp xương có thể giảm bớt các cơn đau do thoát vị đĩa đệm nếu nguyên nhân là do không đúng tư thế. Bằng cách căn chỉnh các khớp xương, phương pháp này sẽ làm giảm áp lực lên đĩa đệm và lên dây thần kinh toại.

vicare.vn-benh-nhan-bi-thoat-vi-dia-dem-co-nen-mang-thai-khong-body-2

Châm cứu và bấm huyệt là hai biện pháp an toàn giúp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm giảm bớt cơn đau trong quá trình mang thai. Phương pháp châm cứu sử dụng những cây kim nhọn và phương pháp bấm huyệt gây áp suất lớn lên các điểm nhất định của cơ thể. Hai phương pháp này nhắm đến các bó dây thần kinh của cơ thể, giải phóng hóc môn endorphins trong não có tác dụng giảm đau và giải phóng các nguồn năng lượng lớn trong cơ thể.

Để điều trị thoát vị đĩa đệm cho phụ nữ có thai, cần tìm đến các bác sĩ giỏi thông thạo về kĩ thuật bấm huyệt và châm cứu. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng các bác sĩ châm cứu bấm huyệt không nên kích thích vào các vùng cơ co thắt vì có thể tác động vào dạ con.

4. Điều trị sau sinh

Đối với phụ nữ khi mang thai thì việc điều trị thoát vị đĩa đệm hầu như chỉ dùng các phương pháp bảo tồn và không sử dụng thuốc vì nó thể có ảnh hưởng tới thai nhi nên việc điều trị sẽ tập trung vào thời điểm sau sinh.

Sau khi sinh, các cơn đau do đĩa đệm có thể giảm bớt vì áp lực lên vùng thắt lưng sẽ ít hơn.Nhưng các mẹ vẫn nên tiếp tục tăng cường các bài tập sức mạnh để hỗ trợ đĩa đệm phục hồi. Nếu như tình hình tiến triển tốt, nên chuyển sang các biện pháp điều trị khác giúp cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho đĩa đệm để điều trị dứt điểm.

Trên đây là những thông tin quan trọng liên quan đến căn bệnh thoát vị đĩa đệm và phụ nữ mang thai khi bị thoát vị đĩa đệm. Hi vọng nó sẽ là nguồn thông tin bổ ích cho những bệnh nhân mắc bệnh này. Chị, em phụ nữ cần cân nhắc trước khi có dự định mang thai và phải có phương án điều trị nếu đã mang thai để mẹ và bé đều mạnh khỏe.