Bệnh loãng xương ở phụ nữ nguyên nhân và triệu chứng thường gặp
Bệnh loãng xương ở phụ nữ khá phổ biến khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Bệnh gây ra ảnh hưởng lớn đến hoạt động sinh hoạt thường ngày cũng như vận động. Do bệnh thường diễn ra âm ỉ, triệu chứng không rõ ràng ở giai đoạn đầu nên người bệnh không phát hiện ra. Vậy triệu chứng của bệnh là gì và nguyên nhân tại sao lại bị loãng xương?
Bệnh loãng xương ở phụ nữ nguyên nhân và triệu chứng thường gặp
Bệnh loãng xương ở phụ nữ khá phổ biến khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Bệnh gây ra ảnh hưởng lớn đến hoạt động sinh hoạt thường ngày cũng như vận động. Do bệnh thường diễn ra âm ỉ, triệu chứng không rõ ràng ở giai đoạn đầu nên người bệnh không phát hiện ra. Vậy triệu chứng của bệnh là gì và nguyên nhân tại sao lại bị loãng xương? Câu trả lời sẽ được HoiBenh giải đáp dưới đây.
Nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở phụ nữ
Phụ nữ bước sang tuổi 35 đặc biệt là thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh rất dễ bị loãng xương. Bởi lúc này, nội tiết tố estrogen sụt giảm khiến mật độ xương giảm theo và lượng canxi bị mất đi nhiều hơn so với lượng canxi được bổ sung vào cơ thể. Chính bởi vậy mà xương suy yếu, dễ dẫn đến loãng xương.
Yếu tố di truyền, cấu trúc xương, đây là một nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương ở phụ nữ, do cấu trúc xương nhỏ bởi yếu tố di truyền từ gia đình khiến xương dễ suy yếu.
Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng hàng ngày thiếu hụt lượng canxi cần thiết cho cơ thể để duy trì sự khỏe mạnh. Đến giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh lượng canxi bị mất đi nhiều, nhưng không được bù đắp lại, hoặc bù đắp quá ít canxi cho cơ thể dẫn đến xương yếu dễ bị loãng xương thậm chí là gãy xương.
Do sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh khác làm ảnh hưởng đến tình trạng xương, bào mòn xương khiến dễ bị loãng xương
Do lười vận động, đây chính là lý do tại sao phụ nữ dễ loãng xương hơn đàn ông. Lười tập thể dục, lười chơi thể thao khiến xương không được co dãn, đàn hồi tốt, sức khỏe xương không đảm bảo nên chỉ với một vài chấn thương nhỏ cũng ảnh hưởng lớn, dễ dẫn đến loãng xương hơn.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt canxi, uống quá nhiều rượu bia hay hút thuốc lá, lười vận động và lười tập thể dục thể thao.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh loãng xương và cách điều trị
Triệu chứng bệnh loãng xương ở phụ nữ
Tuy bệnh loãng xương ở phụ nữ thường diễn ra âm thầm trong một thời gian dài mới phát bệnh nhưng người bệnh vẫn có thể gặp phải các triệu chứng sau:
Đau dây thần kinh, đau xương
Người bệnh có cảm giác đau nhức xương, âm ỉ, như có người châm chích, cơn đau tăng mạnh vào ban đêm, có thể gây ra những cơn đau dây thần kinh tọa và thần kinh liên sườn.
Đau xương cột sống
Đây là tình trạng thường gặp phải với tình trạng xương bị suy yếu, vùng cột sống lưng và thắt lưng sẽ thường bị đau khi ngồi hay giữ vững một tư thế quá lâu. Nhiều khi có sự co rút, cứng xương khớp khiến việc cử động khó khăn, gây đau nhói.
Cột sống bị biến dạng
Bị còng hay gù lưng, vẹo cột sống cũng có thể là triệu chứng của loãng xương do mật độ xương giảm, giữ nguyên một tư thế nên xương dễ biến dạng theo.
Gãy xương
Gãy xương cũng là biểu hiện điển hình cho bệnh loãng xương, chính vì xương yếu nên chỉ vài va chạm, chấn thương nhẹ cũng khiến xương tay, chân dễ bị gãy hơn
Điều trị bệnh loãng xương ở phụ nữ
Khi bị loãng xương người bệnh cần tìm ra phương pháp điều trị phù hợp để cải thiện, giúp xương chắc khỏe hơn, tránh bệnh chuyển biến nặng
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống ảnh hưởng khá lớn đến tình trạng loãng xương. Cải thiện tình trạng loãng xương thông qua việc ăn các thực phẩm có chứa nhiều canxi, vitamin D, kẽm, magie... có trong: cá mòi, tôm, cua, đậu tương, súp lơ, tỏi tây, cải chip, hạnh nhân... Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên uống sữa đặc biệt là sữa dành cho người loãng xương để cải thiện tình trạng. Không uống rượu, bia và các chất kích thích bởi nó càng khiến tình trạng loãng xương thêm tồi tệ.Vận động
Thay vì ngồi yên tại chỗ, người bệnh nên thực hiện các bài tập thể dục, chơi các môn thể thao nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe như đi bộ, bơi, tập yoga, các bài tập co giãn tốt cho xương... không chơi các môn thể thao đòi hỏi xương vận động mạnh.
Khám sức khỏe định kỳ
Việc khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp người bệnh biết được tình trạng của bản thân cũng như biết sự tiến triển của bệnh từ đó có sớm có biện pháp can thiệp thích hợp.
Bệnh loãng xương ở phụ nữ có thể phòng ngừa được nếu mọi người biết quan tâm đến sức khỏe bản thân, có chế độ ăn uống và vận động khoa học lành mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.