Bật mí cách tính cân nặng chuẩn cho thai nhi cực kỳ chính xác

Mang thai và sinh con là điều hạnh phúc vô bờ bến của các mẹ. Chính bởi vậy mà trong thời gian này, mẹ luôn cố gắng dành tất cả những điều tốt đẹp nhất cho con yêu ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Một trong những điều khiến cắc mẹ bầu băn khoăn không chỉ là chế độ dinh dưỡng mà còn là cách tính cân nặng chuẩn cho thai nhi.

Bật mí cách tính cân nặng chuẩn cho thai nhi cực kỳ chính xác Bật mí cách tính cân nặng chuẩn cho thai nhi cực kỳ chính xác

Khi khoa học hiện đại phát triển, đã có nhiều cách tính cân nặng chuẩn qua các thiết bị như siêu âm, chụp xquang ngay trong bụng mẹ,....Bài viết sau đây HoiBenh xin chỉ ra là một số cách tính cân nặng chuẩn cho thai nhi.

1. Cách tính cân nặng chuẩn cho thai nhi

Ước lượng qua chu vi vòng bụng

Đo chu vi bụng và chiều dài tử cung người mẹ có thể giúp mẹ bầu ước tính lâm sàng cân nặng của em bé. Đây là một trong những cách dễ. Việc mẹ bầu cần làm là sờ bụng để đo chiều cao tử cung và chu vi bụng của mình.

Sau đó, áp dụng công thức sau: Trọng lượng thai nhi (g) = ((chiều cao tử cung (cm) + chu vi bụng (cm)) x 100)/4

Chiều cao tử cung sẽ được tính từ bờ trên mu đến tận đáy tử cung. Vòng bụng mẹ bầu đo ở chỗ to nhất, thường là qua rốn.

vicare.vn-bat-mi-cach-tinh-can-nang-chuan-cho-thai-nhi-body-1

Tính theo các chỉ số siêu âm

Với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, siêu âm thai ra đời có thể giúp quan sát hình hài của thai nhi qua siêu âm. Hiện nay, kỹ thuật siêu âm thai được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi vì độ chính xác, nhanh chóng và an toàn cao. Trong siêu âm có rất nhiều công thức để tính cân nặng thai nhi, một số các ký hiệu và thông số trên kết quả siêu âm cần thiết sau đây mà cha mẹ cần biết, đó là:

  • BPD: Đường kính lưỡng đỉnh(đầu)
  • AC: Chu vi bụng
  • FL: Chiều dài xương đùi
  • HC: Chu vi vòng đầu
  • TAD: Đường kính ngang bụng

Một số công thức, cách tính cân nặng chuẩn cho thai nhi các mẹ có thể tham khảo:

- Dựa vào số đo đường kính lưỡng đỉnh (BPD) tính trọng lượng thai nhi:

  • Cân nặng thai nhi (g) = [BPD (mm) – 60] x 100

Ví dụ: đường kính lưỡng đỉnh là 80mm thì trọng lượng của thai là (80 – 60) x 100 = 2kg

Hoặc theo công thức sau:

  • Trọng lượng thai nhi (g) = 88,69 x BPD (mm) – 5062

Ví dụ: BPD = 80mm, thai nhi cân nặng: 88,69 x 80 – 5062 = 2033g

- Dựa vào đường kính ngang bụng (TAD) tính cân nặng thai nhi theo công thức:

Trọng lượng thai nhi (g) = 7971 x TAD (mm)/100 – 4995

Ví dụ: TAD = 90mm, thai nhi cân nặng: 7971 x 90/100 – 4995 = 2179g

- Dựa cả 3 số đo (mm) lưỡng đỉnh (BPD), đường kính ngang bụng (TAD), chiều dài xương đùi (FL). Và tính cân nặng thai theo công thức:

Trọng lượng thai nhi (g) = 13,54 x BPD + 42,32 x TAD + 30,53 x FL – 4213,37

- Dựa vào chỉ số đường kính lưỡng đỉnh (BPD), đường kính ngang bụng (TAD), chiều dài xương đùi (FL), chu vi bụng (AC) để tính với công thức:

Trọng lượng thai nhi (g) = 1.07 × BDP (cm) × BDP (cm) × BDP (cm) 0.3 × AC (cm) × AC (cm) × FL (cm)

Trong những phương pháp tính cân nặng thai nêu trên, thì cách tính cân nặng thai qua siêu âm là chuẩn xác nhất. Tuy nhiên, những cách tính, công thức trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và có sai số từ 10% – 15% lý do bởi siêu âm chỉ tiếp cận thai nhi từ một góc độ nhất định.

vicare.vn-bat-mi-cach-tinh-can-nang-chuan-cho-thai-nhi-body-2

2. Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi chuẩn

vicare.vn-bat-mi-cach-tinh-can-nang-chuan-cho-thai-nhi-body-3

Bảng cân nặng chuẩn của bé theo tuần tuổi

vicare.vn-bat-mi-cach-tinh-can-nang-chuan-cho-thai-nhi-body-4

Bảng cân nặng chuẩn của bé theo tuần tuổi

Ghi chú: Bảng trên được tính theo mức trung bình, nghĩa là bé có thể lớn/nhỏ hơn so với số liệu trong bảng. Ngoài ra, về chỉ số chiều dài: Từ tuần 8 - 20 là chiều dài được đo từ đầu đến mông bé (do chân bé lúc này vẫn đang cuộn tròn cùng cơ thể nên rất khó để đo) và từ tuần 21 - 40 là chiều dài đo từ đầu đến chân.

Dựa vào bảng trên, bà bầu có thể ước lượng bé cưng của mình đã dài thế nào, nặng bao nhiêu. Nhưng vẫn thật khó để hình dung con đã lớn ra sao. Dưới đây là danh sách hình ảnh mô phỏng kích thước của thai nhi theo các loại trái cây gần gũi để mẹ dễ hình dung:

  • Từ tuần thứ 8 - 11, kích thước của em bé sẽ lần lượt tương đương với thứ tự của các loại quả sau: mâm xôi, táo ta, táo tàu và vào tuần thứ 11 bé đã có kích cỡ bằng 1 quả chanh.

  • Từ tuần thứ 12 - 15, kích thước của bé đã nhỉnh hơn một chút và phát triển kích thước theo thứ tự lần lượt là quả mận, quả đào, chanh vàng và quả cam.

  • Từ tuần thứ 16 - 20, bé con trong bụng đang tăng tốc phát triển về trọng lượng và kích thước. Kích thước của bé ở gia đoạn này bạn có thể hình dung theo thứ tự những quả sau: quả bơ - củ hành tây - củ khoai lang và ở tuần 20 bé đã có kích thước tương đương 1 quả chuối.

  • Từ tuần 21 - 24, bé đã lớn hơn rất nhiều. Các mẹ có thể hình dung ra kích cỡ bé con của mình theo thứ tự đó là quả lựu - quả đu đủ - quả dứa - quả bưởi .

  • Từ tuần 25 - 28, thứ tự so sánh kích thước của con với rau củ quả có thể như sau: Búp bông cải trắng, quả dừa, bí ngô xanh, bắp cải.

  • Từ tuần 29 - 32, bé đã phát triển hơn rất nhiều cả về cân nặng lẫn chiều dài, hình ảnh mô phỏng kích thước của bé trong giai đoạn này lần lượt là quả cà tím - quả bí đao - bắp cải to - quả gấc.

  • Từ tuần 33 - 36, bé con đã phát triển đầy đủ các cơ quan, bộ phận trong cơ thể để chuẩn bị cho hành trình chào đời phía trước. Bé sẽ có kích thước từ 1 quả sầu riêng, quả bầu, quả dừa to và cuối tuần 36, con sẽ có kích thước xấp xỉ như quả dưa vàng.

  • Từ tuần 37 - 40, bé con và mẹ đã bắt đầu cán đích và chuẩn bị chào đời. Tại thời điểm những tháng cuối như vậy, em bé đã có đầy đủ cấc bộ phần trên cơ thể và phát triển toàn diên cả về cân nặng và chiều dài. Mẹ bầu có thể cảm nhận đứa con của mình sẽ có kích thước lần lượt là quả dưa hấu nhỏ - bí đỏ - dưa hấu to và ở tuần 40 bé con của bạn đã sẵn sàng để chào đời.

3. Yếu tố ảnh hưởng cân nặng thai nhi

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi như:

  • Yếu tố di truyền, chủng tộc

  • Sức khỏe của bà bầu: Mẹ bầu bị tiểu đường, béo phì thường có khả năng sinh con lớn, nặng cân hơn các mẹ bầu phát triển bình thường

  • Vóc dáng của mẹ

  • Mức tăng cân của mẹ: Nếu mẹ tăng cân quá ít hoặc không tăng cân, thai nhi có thể thiếu cân, suy dinh dưỡng. Ngược lại, nếu tăng cân quá nhiều, mẹ có nguy cơ sinh mổ do thai quá to.

  • Thứ tự sinh con: Con thứ thường có xu hướng lớn hơn con đầu. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh quá sát nhau, bé thứ 2 cũng có thể bị nhẹ cân

  • Số lượng thai trong bụng mẹ: Nếu mẹ mang đa thai, song thai, cân nặng của từng bé cũng có thể thấp hơn bình thường.

vicare.vn-bat-mi-cach-tinh-can-nang-chuan-cho-thai-nhi-body-5

Ảnh minh họa

4. Thai nhi ảnh hưởng ra sao từ cân nặng của mẹ?

Các chuyên gia cho biết, mẹ bầu có cân nặng vượt mức hay thiếu cân đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Cụ thể, nếu mẹ thiếu cân, thai nhi sẽ bị thiếu dinh dưỡng, dẫn đến chậm phát triển gây nên tình trạng thiếu cân, có thể phải đối diện với nguy cơ sinh non. Trong khi đó, mẹ bầu thừa cân sẽ có thể tăng nguy cơ mắc tiểu đường dẫn tới thai to vượt tuổi có thể phải can thiệp phải mổ để lấy thai ra ngoài.

Vì thế, các bác sĩ luôn khuyên mẹ bầu nên tăng từ 10-12kg tùy thể trạng cơ thể. Riêng với thai phụ mang song thai thì trọng lượng cần tăng dao động trong khoảng 16 – 20 kg.

5. Chia sẻ thông tin cho mẹ bầu về cân nặng thai nhi

Trong chuyên mục Hỏi Bác sĩ ở website HoiBenh, có rất nhiều mẹ bầu gửi câu hỏi về cân nặng thai nhi. Bài viết này HoiBenh xin gửi bạn đọc một số câu hỏi phổ biến được nhiều mẹ quan tâm.

Câu hỏi 1: Thai nhi 7 tháng nặng 1200gr có phát triển bình thường không?

Theo Bác sĩ Đinh Văn Tài - Thạc sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa Nội Tổng hợp tại Bộ Y tế trả lời như sau: khi mẹ bầu có thai 7 tháng và thai nhi nặng 1200gr, mặc dù tuổi thai thường tính theo tuần để xác định cân nặng, dự kiến ngày sinh,... thì cân nặng thai nhi vẫn nằm trong giới hạn bình thường.

Để có thể đánh giá thai nhi có phát triển bình thường hay không thì ngoài yếu tố cân nặng thai nhi, cần dựa vào nhiều yếu tố khác như sự tăng cân của bà mẹ, chiều cao tử cung, các số đo của thai nhi trên siêu âm, thậm chí một số xét nghiệm khác của người mẹ (máu, nước tiểu,...). Chính vì vậy, việc đi khám kiểm tra thai nghén định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa Sản phụ rất quan trọng, và việc khám thai này không đơn thuần chỉ có siêu âm.

Do đó, điều quan trọng là mẹ bầu nên tuân thủ việc khám thai định kỳ và theo hẹn của bác sĩ chuyên khoa để giúp an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Bên cạnh đó, một chế độ ăn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, kết hợp với làm việc, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Tư thế nằm của mẹ bầu

Ảnh minh họa

Bạn đọc Trần Nhứt Kiều có chia sẻ trên chuyên mục Hỏi Bác sĩ của HoiBenh : "Chào bác sĩ. E mang thai lần đầu nay được 29 tuần. Khi đi khám thai và siêu âm bác sĩ cho biết em bé chỉ nặng khoảng 1kg rất nhỏ so với số tuần, bác sĩ tư vấn giúp em làm thế nào cho thai nhi tăng cân"

Theo Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân - Bác sĩ Đa khoa cho biết, khi thai nhi 29 tuần nhưng bé chỉ nặng 1kg, mẹ bầu cần gia tăng chế độ ăn để mẹ và bé đều khoẻ hơn. Ví dụ như ăn nhiều chất đạm, uống nhiều sữa, bổ sung nhiều dưỡng chất cho mẹ để vừa bổ cho mẹ vừa tốt cho con. Tuy nhiên, mẹ bầu đừng quá lo để ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe tinh thần, ảnh hưởng không tốt đến 2 mẹ con. Nếu mẹ khỏe mạnh thai nhi sẽ phát triển bình thường. Mẹ bầu cần chú ý ăn uống nghỉ ngơi tập luyện tốt và đảm bảo thật tốt sức khỏe tâm lý tinh thần của mình.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề cân nặng chuẩn của thai nhi, HoiBenh hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các mẹ bầu chăm sóc sức khỏe bản thân và em bé của mình thật tốt.

Xem thêm:

  • Cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần có thể mẹ chưa biết
  • Cân nặng thai nhi qua các tuần tuổi: Thế nào là phù hợp nhất?