Bạn nên làm gì để vượt qua cú sốc phát hiện bị ung thư?
Từng giúp hàng trăm bệnh nhân vượt qua nỗi đau bệnh tật, bà Chua nhìn nhận một trong những cú sốc lớn nhất của người bệnh là khi nghe bác sĩ thông báo họ bị ung thư. Nỗi sợ hãi, lo lắng, buồn bã khiến bệnh nhân cảm thấy tuyệt vọng và mất phương hướng, do vậy rất cần có người bên cạnh giúp họ lấy lại bình tĩnh.
Bạn nên làm gì để vượt qua cú sốc phát hiện bị ung thư?
Đừng vờ như mọi việc đang ổn, hãy thành thật với cảm xúc của mình, đồng thời trò chuyện với gia đình, bạn bè để nhận được sự trợ giúp.
"Tôi bị ung thư. Hãy giúp tôi với", lời van vỉ của người phụ nữ mắc ung thư khiến bà Domminica Chua, chuyên viên tư vấn tại Trung tâm Ung thư PCC, Singapore, xúc động.
Trong tình cảnh trên, bà Chua khuyên bệnh nhân ung thư nên thành thật với bản thân, hiểu được cảm giác của mình và những gì đang mong đợi, như thế sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn những cảm xúc khó chịu trong lòng. "Đừng nản chí khi đối diện với những cảm xúc khó chịu ấy, bởi đó là điều rất bình thường. Hãy học cách nhận biết cảm xúc của bản thân và đối phó với chúng. Kiểm soát cảm xúc tốt sẽ giúp bạn đối phó hiệu quả hơn với phác đồ điều trị hàng ngày", bà Chua chia sẻ.
Bà Chua đúc kết ba trạng thái cảm xúc thường gặp của người bệnh ung thư và gợi ý cách kiểm soát chúng, như sau:
Cảm giác chối bỏ
Thông thường khi nhận thông báo mắc ung thư, hầu hết bệnh nhân đều không tin tưởng vào kết quả chẩn đoán. Cảm giác chối bỏ là cơ chế phản vệ tự nhiên giúp con người đối phó với thông tin quá khó chấp nhận. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu chối bỏ kéo dài có thể khiến bạn bỏ lỡ cơ hội điều trị hoặc ngăn cản thực hiện các hành động cần thiết để đối phó với bệnh tật.
"Sống bằng tinh thần sẵn sàng đón nhận sẽ giúp bạn tiến bước về phía trước và tập trung vào hành trình sắp tới. Cảm xúc chối bỏ và sốc thường biến mất dần khi bạn bắt đầu điều trị", bà Chua khuyên.
Lo sợ
Kết quả chẩn đoán ung thư chắc chắn sẽ khiến bệnh nhân lo sợ, bởi đây là căn bệnh hiểm nghèo đe dọa đến tính mạng. Bạn cần hiểu rằng cảm giác sợ hãi là điều tự nhiên, đặc biệt với những người bệnh bắt đầu liệu trình điều trị và không biết mình đang mong đợi điều gì.
Tuy nhiên, đừng để nỗi sợ kéo dài quá lâu bởi nó có thể khiến bạn bị suy nhược. Tốt nhất nên học cách nhận thức nỗi sợ hãi để giúp bạn kiểm soát cảm xúc và quản lý bệnh tật tốt hơn. Để làm được điều này, bạn nên:
- Tìm hiểu sự thật về ung thư và kế hoạch điều trị từ bác sĩ cùng y tá.
- Tin tưởng vào nhân viên y tế và xây dựng mối quan hệ tốt với họ. Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn và đảm bảo bạn được chăm sóc tốt.
- Tìm hiểu cách giải quyết nguyên nhân gây khó chịu về thể chất.
- Xử lý nỗi sợ hãi bằng cách nhờ sự giúp đỡ từ người tư vấn hoặc bác sĩ chuyên khoa tâm lý. Đừng quên tìm kiếm hỗ trợ từ người chăm sóc.
Tức giận
Trong hành trình chiến đấu với ung thư, bạn có thể cảm thấy tức giận với tình trạng của mình, với bản thân, gia đình, bạn bè và cả những người chăm sóc sức khỏe. Bạn cũng có thể tức giận với Chúa vốn là điểm tựa tâm linh mỗi khi gặp khó khăn. Đây là điều tự nhiên, bởi cơn giận dữ thường bắt nguồn từ những cảm xúc tiêu cực không dễ dàng thể hiện ra ngoài như lo lắng, sợ hãi, thất vọng, bất lực, tuyệt vọng.
Theo bà Chua: "Cơn giận có thể tốt cho bạn, thậm chí nó có thể khuyến khích bạn hành động. Tuy nhiên, cần xử lý đúng cách để nó đi đúng hướng". Để làm được điều đó, bạn nên:
- Đừng vờ như mọi việc đều ổn. Hãy thành thật với cảm xúc của mình, đừng chôn giấu trong lòng mà hãy trò chuyện với gia đình, bạn bè để vơi đi phần nào áp lực trong lòng.
- Trò chuyện với những người sống sót sau ung thư sẽ giúp bạn hiểu rằng có rất nhiều hoàn cảnh như mình, thậm chí còn tồi tệ hơn mình mà họ vẫn lạc quan sống tốt. Bạn có thể tìm những người này qua sách báo hoặc các nhóm hỗ trợ.
- Thực hiện các kỹ thuật thư giãn và tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ, yoga và khí công.
- Nếu bạn nhận thấy mình đã giận dữ lâu, hãy nhờ bác sĩ giới thiệu đến gặp chuyên viên tư vấn. (*)
Với hậu quả nặng nề mà bệnh ung thư mang lại, ung thư hiện đang là nỗi lo sợ của tất cả mọi người. Vì vậy, việc tầm soát ung thư sớm và tiến hành điều trị kịp thời đang là vấn đề vô cùng cần thiết.
TS Hoàng Đình Chân – Nguyên Bác sĩ tại Bệnh viện K trung ương cho biết: với nam giới và nữ giới từ 30 tuổi trở lên ông khuyến cáo mỗi năm nên đi kiểm tra sức khoẻ tổng quát một lần. Tuỳ vào tiểu sử và yếu tố gia đình có thể tầm soát bệnh đó và chi phí cũng không quá cao có khi chỉ 7 -8 nghìn đồng/ngày là có thể phát hiện sớm được bệnh.
Hiện nay, bệnh ung thư có thể thực hiện thông qua xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, nội soi, chẩn đoán hình ảnh.
Sàng lọc sớm bệnh ung thư giúp phát hiện sớm để phòng chống ung thư, có kế hoạch chăm sóc, theo dõi sức khỏe và chuẩn bị định hướng điều trị, giúp tăng cơ hội chiến thắng ung thư, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí chữa bệnh.
Dịch vụ xét nghiệm sàng lọc ung thư tại nhà
Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home
Phần lớn mọi người đều không nắm rõ những dấu hiệu cảnh báo về các loại ung thư, đặc biệt là những triệu chứng bề ngoài tưởng như không liên quan, xét nghiệm sàng lọc ung thư từ sớm có thể giúp bạn đưa ra phương án điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe bản thân.
Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home giới thiệu đến bạn 2 gói Sàng lọc ung thư nam giới và Sàng lọc ung thư phụ nữ.
Xét nghiệm tại nhà - HoiBenh Home luôn cam kết
Minh bạch tuyệt đối
Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà
Chuyên môn hàng đầu
Mẫu xét nghiệm được xử lý bằng phòng lab của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Nhiệt đới Trung ương. Thiết bị xét nghiệm hiện đại nhất cả nước. Bác sĩ đều là giáo sư đầu ngành. Kỹ thuật viên kinh nghiệm, đào tạo chính quy.
Dịch vụ tiện lợi
HoiBenh Home cung cấp dịch vụ lấy mẫu và trả kết quả tận nơi, thủ tục đơn giản và nhanh chóng, tiết kiệm cho bạn nhiều tiếng đồng hồ chờ đợi mệt mỏi. Ngoài ra kết quả được trả cả qua email và tra cứu trên website, tối ưu hóa thời gian chờ kết quả.
Chi tiết gói xét nghiệm
- Gói xét nghiệm sàng lọc ung thư nữ giới của HoiBenh Home gồm các xét nghiệm nhỏ sau:
- Xét nghiệm CEA: Xét nghiệm dấu ấn ung thư đường tiêu hoá: ung thư thực quản, dạ dày, gan, tụỵ,
- Xét nghiệm Alpha FP (AFP): Xét nghiệm dấu ấn ung thư gan
- Xét nghiệm CA 19 - 9: Xét nghiệm dấu ấn ung thư tụy, đôi khi ống dẫn mật, túi mật, dạ dày, đại tràng
- Xét nghiệm CA 72 - 4: Xét nghiệm dấu ấn ung thư dạ dày.
- Xét nghiệm Cyfra 21 - 1: Xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi
- Xét nghiệm CA 15 - 3: Xét nghiệm dấu ấn ung thư vú
- Xét nghiệm CA 125: Xét nghiệm sử dụng trong chẩn đoán ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung và theo dõi điều trị. Chỉ số CA125 tăng ở một số ung thư khác: tụy, dạ dày, trực tràng, phổi. Ngoài ra, CA 125 cũng có thể tăng trong một số trường hợp viêm nhiễm.
- Xét nghiệm SCC: Sàng lọc ung thư tế bào vảy, có ở phổi, vòm họng, tử cung, buồng trứng
* Mẫu xét nghiệm được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
- Gói xét nghiệm sàng lọc ung thư nam giới của HoiBenh Home gồm các xét nghiệm nhỏ sau:
- Xét nghiệm CEA: Xét nghiệm dấu ấn ung thư đường tiêu hoá: ung thư thực quản, dạ dày, gan, tụỵ,
- Xét nghiệm Alpha FP (AFP): Xét nghiệm dấu ấn ung thư gan
- Xét nghiệm CA 19 - 9: Xét nghiệm dấu ấn ung thư tụy, đôi khi ống dẫn mật, túi mật, dạ dày, đại tràng
- Xét nghiệm CA 72 - 4: Xét nghiệm dấu ấn ung thư dạ dày.
- Xét nghiệm Cyfra 21 - 1: Xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi
- Xét nghiệm PSA: Xét nghiệm dấu ấn ung thư tiền liệt tuyến.
- Xét nghiệm SCC: Sàng lọc ung thư tế bào vảy, có ở phổi, vòm họng.
* Mẫu xét nghiệm được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
Cách tính tổng chí phí xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá gói xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Giá gói xét nghiệm sàng lọc ung thư nữ giới và nam giới được cập nhật ở cuối bài viết.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024)73.049.779 - 0899190199 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Thời gian lấy mẫu: 06:00 - 20:30
(*) Theo nguồn: VnExpress
Xem thêm:
- Vì sao người Việt hay phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn?
- AI giúp phát hiện ung thư đại trực tràng, điều trị ngay từ sớm