Bà bầu khó thở về đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ gặp rất nhiều những triệu chứng khó chịu, trong đó phải kể tới chứng khó thở về đêm. Chứng bệnh này khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng, sợ hãi việc thai nhi bị ảnh hưởng. HoiBenh sẽ cùng độc giả tìm hiểu nguyên nhân về vấn đề bà bầu khó thở về đêm cũng như những cách khắc phục để các mẹ bầu tham khảo.
Bà bầu khó thở về đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục
Nguyên nhân bà bầu khó thở về đêm
Khi bị khó thở về đêm, các mẹ bầu cần lưu ý đến những nguyên nhân như sau:
Do có sự tác động của hormone
Trong giai đoạn đầu khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ tự động sản sinh ra một loại hormone tự nhiên có tên gọi là progesterone và nó gia tăng rất mạnh. Sự gia tăng này được cho là hoàn toàn bình thường, không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và thai nhi nhưng nó lại có thể chính là nguyên nhân khiến bà bầu khó thở về đêm trong suốt thai kỳ. Lúc này, mẹ bầu sẽ cảm thấy mình phải cố gắng rất nhiều mới có thể thở sâu và thở thoải mái được.
Do tử cung phát triển
Tử cung của mẹ bầu sẽ dần lớn hơn trong suốt thời gian mang bầu để có thể thích nghi được với sự phát triển của em bé. Tử cung lớn dẫn sẽ gây sức ép ngược với phía dưới cơ hoành của mẹ. Cơ hoành chính là một cơ quan của cơ thể hoạt động cùng với phổi, giúp cho không khí đưa vào bên trong phổi. Khi tử cung bị ép, khả năng mở rộng của cơ hoành sẽ hạn chế, khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở. Với những trường hợp thai nhi mạnh khỏe, đạp nhiều khiến cho tử cung ép chặt lấy cơ hoàng, khiến cho thai phụ có thể bị ngất do không khí không thể vào phổi kịp. Do đó, bà bầu khó thở về đêm nhiều hơn.
Khó thở do cơ thể mệt mỏi vì thiếu máu
Khi mang thai, chị em sẽ bị thiếu máu do thiếu sắt. Nếu điều trị không kịp thời sẽ khiến chị em cảm thấy khó thở. Triệu chứng của thiếu máu thường do cơ thể mệt mỏi, hay chóng mặt, da xanh xao, móng tay giòn hơn. Nếu phát hiện ra những triệu chứng này, mẹ bầu nên thông báo với bác sĩ điều trị để nhận được sự hướng dẫn bổ sung dinh dưỡng hợp lý, cũng như được bổ sung thêm viên sắt, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Cách khắc phục hiệu quả khi bà bầu khó thở về đêm
Trong suốt thai kỳ, bà bầu khó thở về đêm sẽ luôn diễn ra cùng hai mẹ con. Khó thở là một phần của thai kỳ và ít có người tránh được nó. Thế nhưng, nó sẽ hết và mẹ sẽ trở nên bình thường sau khi sinh con xong. Để khiến thai kỳ khỏe mạnh và hạn chế bị khó thở, mẹ bầu nên áp dụng một số cách như sau:
- Chọn trang phục thoải mái để dễ thở hơn. Quần áo quá chật, nhất là chật phần ngực sẽ khiến cho hệ hô hấp của mẹ bầu bị cản trở. Do đó, mẹ bầu cần tăng cường nghỉ ngơi, làm việc và di chuyển với tốc độ chậm, tránh không lao động nặng nhọc và quá sức. Mẹ cũng nên mặc quần áo thoải mái hơn để giúp cơ thể hô hấp dễ dàng.
- Tư thế ngồi chuẩn mực. Khi ngồi, mẹ bầu hãy cố gắng duỗi thật thẳng, đẩy vai mình về phía sau để giúp cho không khí vào phổi nhiều hơn. Vị trí này còn giúp cho phổi của mẹ bầu mở rộng, giảm được áp lực cho cơ hoành.
- Tư thế đứng chuẩn xác. Khi đứng, mẹ bầu nên đứng thẳng người, lưng thẳng vì điều này sẽ khiến mẹ bầu thở được dễ dàng hơn. Ban đêm, khi ngủ thì mẹ bầu có thể kê vài chiếc gối nhỏ ở phần thân trên, tránh được những áp lực của thai nhi khi chèn lên phổi.
Khi mẹ bầu khó thở về đêm mà kèm theo đó là da chân chuyển màu đỏ hoặc sưng thì đó có thể là trường hợp nguy hiểm. Hãy báo ngay với bác sĩ điều trị để được điều trị kịp thời. Các dấu hiệu cần thông báo như sau:
- Khó thở kèm theo sốt, ho có đờm xanh hoặc vàng.
- Khi khó thở đột ngột hoặc thoáng qua trong vòng vài phút.
- Trước khi mang thia, chị em nên có biện pháp phòng ngừa bằng cách không nên làm việc quá sức.
Như vậy, khi bà bầu khó thở về đêm mà ở mức nhẹ nhàng, không khiến mẹ khó chịu quá mức thì đó chính là biểu hiện rất bình thường của phụ nữ mang bầu. Thế nhưng, khi triệu chứng khó thở kéo ra thường xuyên, liên tục trong thời gian dài và kèm theo đó là sự suy giảm sức khỏe thì mẹ bầu nên khẩn trương đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác.
Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ phát hiện bất thường ở thai nhi
Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home
Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: HoiBenh Home là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, HoiBenh Home cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Hiện HoiBenh Home cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gói xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Giá của các gói xét nghiệm Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, 15-22, 32-36 được cập nhật ở cuối bài viết.
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Bà bầu khó thở 3 tháng cuối
- Khó hiểu: Tại sao bà bầu dễ khóc?