Bà bầu có nên ăn mắm tôm chua không?
Những món mắm tôm, mắm cá, mắm cáy... đa dạng về hương vị là một trong những món ăn vô cùng quen thuộc của người Việt. Tuy nhiên, riêng với phụ nữ mang thai, có nhiều mẹ bầu cho rằng ăn mắm tôm chua khi mang bầu là điều vô vùng bình thường và chẳng xảy ra chuyện gì cả. Vậy, thật sự bà bầu có nên ăn mắm tôm chua không?
Bà bầu có nên ăn mắm tôm chua không?
Bà bầu có nên ăn mắm tôm chua?
Thực sự mà nói thì không hề có câu trả lời rõ ràng là “được” hay “không được” cho câu hỏi “bà bầu có nên ăn mắm tôm chua không?”.Trên thực tế, ai cũng biết mắm tôm chua là một trong những món ăn khá giàu dinh dưỡng và nó thực sự rất ngon.
Tuy nhiên, các mẹ bầu hãy ghi khắc những nguy cơ khi ăn món này:
- Mắm tôm chua là một môi trường khá lý tưởng cho sự phát triển của các vi khuẩn có khả gây tiêu chảy. Hơn nữa, khi mang bầu thì hệ tiêu hóa của mẹ bầu sẽ trở nên làm việc nặng nhọc hơn nên món ăn này thực sự không phù hợp lắm.
- Được chế biến từ thực phẩm tươi sống nên có khả năn chứa nhiều loại vi khuẩn gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu và em bé. Một số loại mắm tôm chua lại được làm những loại cá biển có hàm lượng thủy ngân cao gây ra dị tật thai nhi.
- Các loại mắm tôm, mắm cá đều được ướp muối, ướp vô cùng nhiều muối nên khi bà bầu ăn thì đã vô tình đưa một lượng lớn muối vào cơ thể, làm tăng nguy cơ gây ra bệnh phù nề.
- Một số loại mắm được chế biến từ tôm, cá có chứa chì (một dạng kim loại độc) sẽ không tốt cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
Tuy nhiên, nếu các mẹ bầu muốn ăn mắm tôm chua thì tốt nhất nên tự chế biến tại nhà để đảm bảo vệ sinh. Còn tốt nhất và đỡ phải suy nghĩ nhiều thì không nên ăn.
Những thực phẩm có hại cho bà bầu
Bà bầu có nên ăn mắm tôm chua không? Tốt nhất là không nên. Và không chỉ riêng có mắm tôm chua, một số thực phẩm có hại trong các bữa ăn hàng ngày của mẹ bầu như:
Các món gỏi cá, thịt sống
Là những thực phẩm rất dễ gây bệnh vì chưa được nấu chín, có khả năng chứa nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm, đặc biệt là khuẩn Listeria, Ecoli... là thủ phạm gây nên bệnh tiêu chảy mà lâu nay vẫn được dư luận nhắc đến.
Pho mát mềm và bơ
Tưởng chừng như vô hại nhưng đây là thực phẩm nên loại bỏ khỏi thực đơn trong giai đoạn mang thai vì nó thường nhiễm độc khuẩn Listeria. Nếu thực sự mẹ bầu thèm món này thì chỉ nên hạn chế ở những loại bơ có chất lượng đã được kiểm chứng.
Trứng sống
Rất nhiều người có thói quen ăn trứng sống, trứng chần nhưng không biết rằng hành động này lại là bàn đạp giúp cho khuẩn Salmonelca tiến vào cơ thể. Điều này không có nghĩa phụ nữ mang thai phải loại bỏ trứng khỏi thực đơn ăn uống, hãy ăn khi trứng đã chế biến - nhất là lòng đỏ trứng.
Các loại cá biển nước sâu
Đây là nhóm cá có chứa hàm lượng thuỷ ngân cao điển hình như cá kiếm, cá mập, cá ngừ, cá mú... Hàm lượng thuỷ ngân cao có thể gây sẩy thai, khuyết tật thai nhi... vì thuỷ ngân được truyền trực tiếp từ mẹ qua thai nhi bởi nhau thai, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của bé.
Lạc (Đậu phộng)
Bạn không đọc sai đâu. Trong quá trình mang thai, phụ nữ nên hạn chế hoặc không nên ăn lạc vì nó là thủ phạm làm tăng các loại bệnh dị ứng, đặc biệt là dị ứng bào thai. Chỉ đơn giản là vậy thôi.
Đồ hộp và thức ăn nhanh
Những loại thức ăn này thường có khả năng gây nên rủi ro thường gặp là tăng hiện tượng đẻ non và sẩy thai. Lý do là do trong đồ hộp và thức ăn nhanh có chứa quá nhiều mỡ có hại cho cơ thể, đặc biệt là mỡ tranfat.
Caffein, rượu, bia hoặc các thức uống có chứa các chất kích thích
Các loại đồ uống này thường làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp... của mẹ bầu dẫn đến chứng mất ngủ, đau đầu, căng thẳng thần kinh và dễ gây các biến chứng nguy hiểm như sẩy thai hay đẻ non.
Giới dinh dưỡng thường xuyên khuyến cáo phụ nữ khi mang thai và ngay cả khi đang cho con bú không nên uống rượu, bia vì rất dễ gây chứng nhiễm độc cồn bào thai và làm suy giảm sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần của thai nhi.
Những thực phẩm mẹ bầu nên tránh trong suốt giai đoạn mang thai
Những thực phẩm không nên dùng chung:
- Hải sản và bia
- Trứng và sữa đậu nành
- Sữa và chocolate
- Hoa quả và hải sản
- Giăm bông và đồ uống chứa axit lactic
- Khoai tây và thịt bò
- Cải bó xôi và đậu phụ
- Củ cải và hoa quả
- Lá hẹ và đậu phụ
- Trà và trứng
Một số loại rau củ quả không nên ăn:
- Quả dứa
- Táo mèo
- Quả nhãn
- Đu đủ xanh
- Quả đào
- Mướp đắng (Khổ qua)
- Rau sam
- Ngải cứu
- Rau ngót
- Rau răm
Thông qua bài viết này, bạn có thể thấy rằng chế độ dinh dưỡng của bà bầu rất phức tạp, cũng rất quan trọng. HoiBenh tin bạn cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi “Bà bầu có nên ăn mắm tôm chua không?”. Hy vọng bài viết sẽ giúp các mẹ bầu có thể tinh chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và giúp cho cả mẹ và bé khỏe mạnh, an tâm trong suốt thời kỳ mang thai.Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi
Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home
Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: HoiBenh Home là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, HoiBenh Home cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Hiện HoiBenh Home cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gòi xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.
Giá gói xét nghiệm:
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 11-13: 721,000 đồng.
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22: 720,000 đồng.
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36: 505,000 đồng.
Cách tính tổng giá xét nghiệm:
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Bà bầu có "chết đói" cũng không được ăn loại cá này
- Lợi ích "diệu kỳ" khi bà bầu nên ăn hoa chuối