Bà bầu bị nghén con có thông minh không?

Hơn 80% phụ nữ mang thai trong giai đoạn đầu của thai kỳ đều phải trải qua tình trạng ốm nghén, tùy vào cơ địa mỗi người mà quá trình này sẽ kết thúc nhanh hay chậm. Các bà bầu bị ốm nghén nặng thường hay hoang mang và lo lắng cho tình trạng thai nhi sẽ như thế nào khi sinh ra. Hôm nay HoiBenh sẽ chia sẽ cho bạn một số kiến thức để bạn có thể an tâm mẹ tròn con vuông. Ốm ngh...

Bà bầu bị nghén con có thông minh không? Bà bầu bị nghén con có thông minh không?

Hơn 80% phụ nữ mang thai trong giai đoạn đầu của thai kỳ đều phải trải qua tình trạng ốm nghén, tùy vào cơ địa mỗi người mà quá trình này sẽ kết thúc nhanh hay chậm. Các bà bầu bị ốm nghén nặng thường hay hoang mang và lo lắng cho tình trạng thai nhi sẽ như thế nào khi sinh ra. Hôm nay HoiBenh sẽ chia sẽ cho bạn một số kiến thức để bạn có thể an tâm mẹ tròn con vuông.

Ốm nghén là gì?

Ốm nghén là một triệu chứng phổ biến xảy ra trong giai đoạn mang thai, vì lúc này nội tiết và hormone của người phụ nữ mang thai bị biến đổi một cách rõ ràng, cơ thể cũng bắt đầu nhạy cảm với sự thay đổi và phản ứng trước những biến đổi. Đặc biệt là khứu giác sẽ trở nên nhạy cảm hơn với một số mùi, khiến thai phụ cảm thấy khó chịu và buồn nôn, nôn ói.

Những điều bà bầu bị nghén cần biết

Giai đoạn bắt đầu nghén

Chứng ốm nghén nặng có thể bắt đầu sớm nhất vào khoảng tuần thứ 4 đến thứ 6 của thai kỳ và thường kết thúc vào khoảng tuần 8 đến tuần 12. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng cơ địa mà quá trình nghén kết thúc nhanh hay chậm. Vì cũng có một số trường hợp, tình trạng ốm ngén này kéo dài cho đến sau khi sinh em bé. Nhưng phần lớn các bà bầu thì tình trạng này sẽ cải thiện đáng kể vào khoảng tuần 20, vì vậy đừng nên lo lắng vì đây là tình trạng hết sức bình thường.

Biểu hiện của ốm nghén

Thông thường ốm nghén diễn ra theo 2 hướng, là ốm nghén bình thường và ốm nghén nặng. Các biểu hiện của chúng tương đối giống nhau, chỉ có mức độ là thay đổi tùy thuộc vào cơ địa:

Đối với ốm nghén thông thường

Lúc bước vào giai đoạn đầu của thai kì, khoảng tuần thứ 4. Triệu chứng thông thường chỉ có cảm giác muốn buồn nôn. Sau đó đôi khi buồn nôn có kèm theo nôn mửa, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Tình trạng này cứ lập đi lậy lại, nhưng vẫn ăn được không nôn ra hết.

Những điều bà bầu bị nghén cần biết

Tình trạng sức khỏe cũng khá ổn định, không cần phải quá lo lắng đến việc mất nước mà chỉ gây mệt mỏi,có cảm giác thèm chua, thích ăn trái cây chua như chanh, khế, hoặc muốn ăn đồ ngọt như xoài chín, mía...

Ốm nghén nặng

Đối với các bà bầu mắc chứng ốm nghén nặng,thì các triệu chứng cũng giống như ốm nghén bình thường nhưng có có thể trầm trọng hơn. Trong giai đoạn này, những người bị ốm nghén nặng luôn nôn liên tục, có người nôn đến nỗi mật xanh, mật vàng khó có thể kiểm soát được cơ thể. Chế độ ăn uống cũng không còn như trước, có khi không ăn uống được gì. Có nhiều trường hợp chỉ nằm được trên giường vì không đủ sức đi lại do cơ thể bị mất nước quá nhiểu. Kèm theo là các biểu hiện sụt cân, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt... Tình trạng này có khi xãy ra cả ngày lẫn đêm

Vậy bà bầu nghén sinh con có thông minh?

Mới đây, theo như kết quả từ một nhóm nghiên cứu của Bệnh viện trẻ em ở Toronto – Canada đã tìm hiểu và phát hiện thấy việc ốm nghén cho các bà bầu là vô cùng có lợi. Họ xem xét lại dữ liệu từ 10 công trình độc lập, được tiến hành ở 5 quốc gia từ năm 1992 tới 2012, liên quan tới 850.000 phụ nữ mang thai. Trong đó ghi lại kết quả của tất cả các bà mẹ bị chứng ốm nghén ở mọi cấp độ, cho thấy các bà bầu bị buồn nôn sẽ có tỷ lệ sinh non thấp hơn các bà bầu khỏe mạnh. Tình trạng nghén còn khiến cho nguy cơ em bé bị khuyết tật bẩm sinh giảm đến 80%. Nguy cơ sẩy thai thấp gấp 3 lần so với người không bị ốm nghén, và các em bé này sau khi ra đời được kiểm tra về trí thông minh cho thấy chỉ số IQ cao hơn các em bé sinh ra không bị ốm nghén.

Những điều bà bầu bị nghén cần biết

Lời khuyên cho bà bầu bị ốm nghén

Nên kiên nhẫn với gia đoạn này và sau 8 đến 12 tuần sẽ vượt qua, không nên quá căng thẳng sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Tránh sử dụng những thực phẩm có chất kích thích và khó tiêu hóa như cà phê, rượu, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ... Nên ăn những loại thức ăn đơn giản, dễ làm và dễ tiêu hóa như sa lát rau củ, sữa chua, trái cây, nước ép.

Không nên ăn quá nhiều cùng một lúc mà phải chia nhỏ khẩu phần ăn, nên dừng ăn khi có cảm giác hơi no. Tránh gây ợ chua, khó tiêu không tốt cho hệ tiêu hóa.

Tránh sử dụng các sản phẩm có mùi nồng như nước hoa, chất khử mùi, nước xịt phòng, chất tẩy rửa. Hãy mở cửa sổ để phòng thông thoáng và tránh nơi ngột ngạt. Thỉnh thoảng nên đi bộ và hít thở không khí trong lành.

Uống nhiều nước lọc vào mỗi sáng thức dậy và nên ăn một chút gì để giảm lượng axit trong dạ dày, ví dụ như bánh quy. Nên để cạnh bạn một vài viên kẹo, khi có triệu chứng muốn buồn nôn thì sử dụng. Tác dụng của kẹo giúp làm tăng lượng đường trong máu và làm giảm cảm giác buồn nôn.

Uống nước pha gừng, nước chanh hay ăn các thực phẩm từ gừng và chanh có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về tình trạng ốm nghén của bà bầu