5 xét nghiệm mà bà bầu ba tháng cuối thai kỳ cần làm

Các bà bầu cần thực hiện việc khám thai định kỳ để theo dõi được tình hình sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Ngoài những xét nghiệm kiểm tra thông thường như: siêu âm, xét nghiệm máu tổng quát, nghe tim thai..., bác sĩ sẽ thường chỉ định thêm những xét nghiệm để phát hiện các bệnh lý khác ở giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ này.

5 xét nghiệm mà bà bầu ba tháng cuối thai kỳ cần làm 5 xét nghiệm mà bà bầu ba tháng cuối thai kỳ cần làm

Ba tháng cuối là một chặng đường khá quan trọng mà bà bầu cần chú ý tới sức khỏe của thai phụ lẫn thai nhi. Chính vì vây, các bà bầu cần thực hiện việc khám thai định kỳ để theo dõi được tình hình sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Ngoài những xét nghiệm kiểm tra thông thường như: siêu âm, xét nghiệm máu tổng quát, nghe tim thai..., bác sĩ sẽ thường chỉ định thêm những xét nghiệm để phát hiện các bệnh lý khác ở giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ này.

1. Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B

Liên cầu khuẩn nhóm B cư trú trong âm đạo và trực tràng thường vô hại với người lớn nhưng lại có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi và trẻ sơ sinh. Do đó vào sau tuần thứ 34 đến 36, bà bầu cần kiểm tra âm đạo và trực tràng để phát hiện sự có mặt của liên cầu khuẩn nhóm B. Nếu bà bầu có kết quả dương tính với các loại liên cầu khuẩn nhóm B thì bác sĩ sẽ chỉ định việc sử dụng kháng sinh khi sinh nở. Các bà bầu trong thời kỳ mang thai nếu bị nhiễm liên cầu khuẩn thường sẽ không được hướng dẫn thuốc điều trị mà thay vào đó tất cả đều phải sử dụng kháng sinh, đặc biệt với các bà bầu đã từng có tiền sử nhiễm khuẩn ở lần mang thai trước.

2. Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nếu các bà bầu có nguy cơ cao với các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục thì đây sẽ là xét nghiệm bắt buộc vào ba tháng cuối thai kỳ. Để thực hiện xét nghiệm này, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu ở tử cung để kiểm tra các bệnh liên quan tới vi khuẩn lậu và Chlamydia, lấy mẫu máu để kiểm tra bệnh giang mai hay virus HIV. Việc thực hiện các xét nghiệm này ở ba tháng cuối này sẽ giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị để giảm nguy cơ truyền các bệnh lây nhiễm qua thai nhi.

Vicar.vn_5-xet-nghiem-ma-ba-bau-mang-thai-ba-thang-cuoi-can-lam-body-1

Phát hiện các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở phụ nữ mang thai giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị để giảm nguy cơ truyền các bệnh lây nhiễm qua thai nhi.

3. Xét nghiệm tiểu đường ba tháng cuối thai kỳ

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là xét nghiệm nhằm xác định lượng đường mà cơ thể bà bầu dung nạp khi mang thai. Xét nghiệm này thường được thực hiện vài khoảng tuần thứ 23 đến 27 thai kỳ. Bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nếu thấy xét nghiệm đường trong máu thai phụ cao hơn mức cho phép. Nhưng nếu lượng đường trong máu ổn định ở mức cho phép bạn có thể không cần thực hiện xét nghiệm dung nạp đường này.

4. Xét nghiệm kháng thể Rh

Được thực hiện ở ba tháng cuối thai kỳ, xét nghiệm này sẽ đưa ra kết luận về việc người mẹ mang kháng thể Rh không. Nếu cơ thể người mẹ mang kháng thể Rh (-), thì bác sĩ lập tức chỉ định tiêm gobulin miễn dịch vào cơ thể người mẹ. Điều này sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ nguy hiểm nếu máu của bé lẫn vào máu của mẹ trong thời gian thai kỳ hay trong khi sinh. Nhưng việc tiêm globulin sẽ không cần thiết nếu thai nhi cũng mang kháng thể Rh (-) giống mẹ.

5. Xét nghiệm dung tích hồng cầu

Vicar.vn_5-xet-nghiem-ma-ba-bau-mang-thai-ba-thang-cuoi-can-lam-body-2

Xét ngiệm dung tích hồng cầu giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng thiếu máu ở thai phụ.

Xét nghiệm dung tích hồng cầu là một xét nghiệm quan trọng cần thực hiện lặp đi lặp lại trong suốt ba tháng cuối thai kỳ. Đây là xét nghiệm cần thiết giúp bác sĩ chẩn đoán được tình trạng thiếu máu trước khi sinh. Tình trạng thiếu máu trong thai kỳ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cả thai phụ lần thai nhi, gây nên những biến chứng nguy hiểm, vì vậy việc chẩn đoán trước được tình trạng này sẽ giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị kịp thời.

Với những thông tin về các xét nghiệm cơ bản mà bà bầu cần thực hiện vào ba tháng cuối khi mang thai, hy vọng các bà bầu sẽ hiểu được sự cần thiết của việc thực hiện các loại xét nghiệm này. Ngoài việc khám thai định kỳ, bà bầu ba tháng mang thai cuối cần chú ý thêm chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để có một thai kỳ khỏe mạnh.