4 mẹo chữa viêm mũi tại nhà cho bé đơn giản hiệu quả
Viêm mũi dị ứng là bệnh hay gặp ở trẻ, nhất là trẻ dưới 6 tuổi đặc biệt khi thời tiết thay đổi, hoặc môi trường xuất hiện nhiều phấn hoa, bụi bẩn... Khi trẻ bị viêm mũi kéo dài, ngoài thuốc tây y còn có các mẹo chữa viêm mũi tại nhà cho bé rất hiệu quả. HoiBenh sẽ chia sẻ kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh này với các bạn qua bài viết sau đây.
4 mẹo chữa viêm mũi tại nhà cho bé đơn giản hiệu quả
Viêm mũi dị ứng là bệnh hay gặp ở trẻ, nhất là trẻ dưới 6 tuổi và đặc biệt khi thời tiết thay đổi. Do vậy, bố mẹ chủ động sử dụng mẹo chữa viêm mũi tại nhà cho bé là rất cần thiết. HoiBenh sẽ chia sẻ kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh này với các bạn qua bài viết sau đây.
Bệnh viêm mũi dị ứng gây nguy hiểm cho trẻ như thế nào?
Là một căn bệnh về đường hô hấp, bệnh viêm mũi dị ứng không chỉ khiến trẻ nhỏ mà ngay cả những người lớn nhiều khi cũng khổ sở vật lộn với bệnh. Với những triệu chứng lâm sàng như đau mũi, chảy mũi đi kèm với đau đầu, nhức mắt, có thể mệt nhoài thì không thể có ai thấy thoải mái được.
Viêm mũi dị ứng không bị đánh giá là quá nguy hiểm những nếu không chữa trị kịp thời thì hậu quả rất khó lường. Trẻ em là đối tượng rất dễ bị biến chứng do viêm mũi vì các em không thể tự mình phòng tránh cũng như chưa có nhiều sức đề kháng để chống bệnh.
Nếu bỏ qua những dấu hiệu trên và nếu không có cách chữa viêm mũi dị ứng kịp thời, viêm mũi dị ứng sẽ biến chứng thành các bệnh khác nguy hiểm hơn. Trẻ có thể sốt cao đến 38 – 39 độ và hệ hô hấp mất khả năng đề kháng dẫn tới viêm tai giữa, viêm xoang,...
Dấu hiệu viêm mũi ở trẻ
Khi bị nhiễm bệnh, trẻ thường có một số triệu chứng như sốt, trong người cảm thấy bứt rứt khó chịu, trẻ luôn quấy khóc, chán ăn và bỏ bữa, nếu nặng hơn có kèm theo nôn ói hay tiêu chảy kéo dài từ 2-3 ngày.
Xuất hiện những triệu chứng như ngạt mũi, mũi chảy nước hay dịch mủ, một số trẻ có thể xuất hiện thêm cả triệu chứng ho.
Trẻ thường quấy khóc, kém ăn đôi khi còn bị nôn mửa, tiêu chảy kéo dài 2-3 ngày.
Đây là các triệu chứng thường gặp ở trẻ bị bệnh, tuy nhiên, nếu các triệu chứng trên kéo dài trên 7 ngày mà không có phương pháp điều trị hiệu quả thì trẻ rất dễ bị tái viêm, đồng thời xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm xoang cấp tính...
4 mẹo chữa viêm mũi tại nhà cho bé hiệu quả
1. Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi
Đây là cách đặc biệt hiệu quả cho trẻ nhỏ chưa biết cách hỉ mũi. Nước muối sinh lý rất an toàn, mẹ có thể xịt vào mũi trẻ giúp làm lỏng dịch nhầy trong mũi, sau đó dùng dụng cụ để hút sạch nước mũi.
Cách hút mũi:
- Đặt trẻ nằm ngửa, đầu thấp hơn chân
- Nhẹ nhàng bóp 1 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi trẻ
- Sau 1-2 phút, dùng dụng cụ hút chất nhầy ở từng bên mũi cho trẻ và nhẹ nhàng khi đặt đầu ống hút vào mũi trẻ. Nếu dụng cụ hút mũi dạng bóp thì bóp mạnh và giữ chặt bóng trước khi đưa đầu hút vào mũi trẻ, sau đó thả bóng ra từ từ.
- Lặp lại thao tác mỗi khi trẻ tiếp tục sổ mũi.
2. Mẹo chữa viêm mũi tại nhà cho bé bằng cách xông hơi
Các triệu chứng viêm mũi dị ứng như hắt hơi, chảy nước mũi và đau họng cũng sẽ được giảm bớt rõ rệt nếu bạn thường xuyên xông hơi để loại bỏ mũi nhầy dư thừa.
Chỉ cần đổ nước sôi vào 1 cái bát lớn sau đó thêm vài giọt tinh dầu như bạc hà bạch đàn hay hương thảo. Lấy một chiếc khăn lớn trùm qua bát. Hít hơi nước trong 5 – 10 phút sau đó thổi mũi của bạn kỹ lưỡng. Việc tắm nước nóng có hơi nước cũng có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng phần nào. Ngoài ra, cha mẹ có thể thêm một ít muối trắng để bé hít được hơi nước muối cũng có tác dụng tốt.
3. Mẹo chữa viêm mũi tại nhà cho bé bằng thực phẩm
Đây là biện pháp an toàn nhất, bố mẹ hãy thiết lập một thực đơn riêng giúp trẻ chữa bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả.
Đầu tiên phải loại bỏ hết những tác nhân xấu xung quanh bé như bụi bẩn trong phòng, hơi hóa học trong không khí, môi trường ẩm thấp. Vì bệnh chưa khỏi hoàn toàn mà nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng còn thì sẽ nhanh tái phát lại.
Trong các bữa ăn chính phải bổ sung các loại đậu mầm, các loại rau xanh hơn. Cách bữa ăn phụ thì thêm nhiều trái cây, hoa quả hơn. Những loại thực phẩm giàu chất xơ này sẽ giúp con bạn cảm thấy thoải mái hơn và tăng thêm sức kháng bệnh.
Sử dụng thực phẩm còn ấm và loãng. Khi bị viêm mũi dị ứng một số bé bị biến chứng thêm bệnh viêm họng. Vì vậy các món ăn ấm nóng và loãng không chỉ giúp bé dễ nuốt hơn mà còn làm chất nhầy tắc ở xoang và họng lỏng bớt.
Uống nhiều nước, tốt hơn là uống nước ấm để cuốn bớt và làm loãng dịch mủ.
4. Mẹo chữa viêm mũi tại nhà cho bé bằng cách massage mũi
Đây là cách giúp trẻ nhanh hết sổ mũi mà nhiều bậc phụ huynh chưa biết. Cách massage như sau: Nếu trẻ bị nghẹt mũi bên trái, hãy cho trẻ nằm nghiêng về phía bên phải (với bên phải thì làm ngược lại). Bạn dùng ngón trỏ bấm vào huyệt nghinh hương ở hai bên cánh mũi, day day vài phút. Làm như vậy 3 – 4 lần/ngày sẽ có hiệu quả tốt nhất. Khi trẻ bị nghẹt mũi, bố mẹ dùng ngón cái và ngón trỏ vuốt nhẹ lên sát hai bên sống mũi của trẻ, làm nhiều lần trong ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng ngạt mũi.
Ngoài ra chỉ được dùng thuốc kháng sinh và các loại thuốc nhỏ mũi khác khi được sự đồng ý của bác sĩ. Tuyệt đối không được dùng miệng hút mũi cho bé vì miệng người lớn chứa rất nhiều vi khuẩn rất dễ lây bệnh cho bé. Nếu sử dụng mẹo chữa viêm mũi tại nhà cho bé khi tính trạng bệnh không tiến triển mà kéo dài thì các phụ huynh nên đưa bé đi khám tại phòng khám chuyên khoa để được theo dõi và điều trị.