2 tháng không có kinh nguyệt có sao không?

Chậm kinh 2 tháng có thể do các bệnh phụ khoa nguy hiểm gây ra. Vậy 2 tháng không có kinh nguyệt có sao không? Nguyên nhân nào dẫn đến chậm kinh? Thông tin sau đây của HoiBenh sẽ giúp chị em hiểu thêm về chu kì kinh nguyệt của mình.

2 tháng không có kinh nguyệt có sao không? 2 tháng không có kinh nguyệt có sao không?

Chậm kinh 2 tháng cho thấy nhiều vấn đề về sức khỏe, do đó nếu 2 tháng không có kinh nguyệt, tốt nhất chị em nên đi khám phụ khoa, để xác định nguyên nhân. Bởi chậm kinh 2 tháng có thể do các bệnh phụ khoa nguy hiểm gây ra. Vậy 2 tháng không có kinh nguyệt có sao không? Nguyên nhân nào dẫn đến chậm kinh? Thông tin dưới đây của HoiBenh sẽ giúp chị em hiểu thêm về chu kì kinh nguyệt của mình.


2 tháng không có kinh nguyệt có sao không?

Khi có hiện tượng chậm kinh dù bắt nguồn từ nguyên nhân nào hoặc thời gian chậm kinh dù dài hay ngắn thì cũng đều ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chị em phụ nữ, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Theo các bác sĩ, chậm kinh lâu ngày là dấu hiệu mắc các bệnh lý nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng, viêm nội mạc tử cung nếu không điều trị sớm có thể nguy hiểm sức khỏe.

- Chậm kinh kéo dài có thể gây ức chế sự rụng trứng, khiến trứng không thể rụng dẫn tới hiện tượng mất kinh và vô sinh hoàn toàn.

- Chậm kinh còn là hồi chuông cảnh báo về các bệnh phụ khoa nguy hiểm.

vicare.vn-2-thang-khong-co-kinh-nguyet-co-sao-khong-body-1

Nguyên nhân dẫn đến 2 tháng không có kinh nguyệt?

Do bệnh lý

Chậm kinh 2 tháng là điều đáng báo động, nếu nguyên nhân không phải do mang thai thì đây là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt, dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như:

- Bệnh phụ khoa: Liên quan đến buồng trứng đa nang, viêm vòi trứng, tắc vòi trứng, dính liền khoang tử cung, u xơ tử cung... Ngoài việc 2 tháng chưa có kinh nguyệt, chị em sẽ có biểu hiện đau rát, ngứa ngáy và sưng mọng vùng môi lớn, đặc biệt là hiện tượng ra nhiều khí hư.

- Bệnh xã hội: Là bệnh lý lây lan qua đường tinh dục gây tổn thương cho cơ quan sinh dục, đặc biệt là buồng trứng và tử cung, vì chúng có thể dẫn tới vô sinh, hiếm muộn và các bệnh ung thư vùng kín. Trường hợp này cần điều trị càng sớm càng tốt và điều trị đồng thời với người tình để loại bỏ triệt để mầm bệnh.

- Rối loạn nội tiết tố: 2 tháng không có kinh nguyệt do mất cân bằng hormone, dị vật ở tuyến yên hoặc do hội chứng bế kinh,...

- Tác dụng phụ từ thuốc tránh thai: Trong thuốc có thành phần gây ức chế và khiến tuyến yên tiết ra overstrin, không chỉ thuốc tránh thai khẩn cấp mà thuốc sử dụng hàng ngày đều có thể gây ra hiện tượng chậm kinh bất thường ở nữ giới.

- Do tác động từ bên ngoài môi trường như: căng thẳng, stress quá độ, cơ thể mệt mỏi, môi trường sống thay đổi, tăng giảm cân đột ngột, hay thức khuya,... thì sẽ gây ức chế hệ thần kinh và dẫn tới mất kinh.

Do mang thai

Đối với chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, chỉ cần chậm kinh từ 7-10 ngày đã có thể biết được mình có mang thai hay không, còn với chị em có chu kinh thất thường thì có thể sẽ khó khăn hơn đôi chút. Nhưng một khi chị em không có kinh nguyệt 2 tháng thì chắc chắn sẽ phát hiện mang thai khi dùng que thử. Que thử sẽ đo nồng độ HCG trong nước tiểu để cho kết quả chính xác, đây là chất chỉ có khi phụ nữ mang thai do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

Ngoài việc mất kinh, chị em sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng khác như:

- Ngực căng tức và lớn hơn bình thường.

- Cảm giác ốm nghén, khó ở như hay buồn nôn, nôn khan, thèm ăn nhưng nhạy cảm với mùi và luôn có cảm giác đầy bụng.

- Hay cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, đi tiểu nhiều.

Ngoài ra, bạn có thể đi siêu âm để xác định mang thai hay không, thai nhi bao nhiêu tuần tuổi và theo dõi sự phát triển.

vicare.vn-2-thang-khong-co-kinh-nguyet-co-sao-khong-body-2

Nên làm gì khi có biểu hiện kinh nguyệt không đều?

Khi thấy có những biểu hiện như: chu kỳ kinh nguyệt ngắn, dài thất thường hoặc lượng máu kinh khi ít khi nhiều, số ngày hành kinh không đều đặn qua mỗi tháng, trong thời gian hành kinh bị đau bụng, khó chịu, mệt mỏi...

Lúc này, bạn nên đến khám bác sĩ phụ khoa để tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng kinh nguyệt không đều và có cách khắc phục kịp thời.

Không nên e ngại, dè dặt, để tình trạng này quá lâu rồi mới đi khám. Sau khi thăm khám, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Bên cạnh đó bạn cần có một chế độ làm việc, ăn uống, và nghỉ ngơi hợp lý. Không nên làm việc quá sức, hạn chế áp lực, tránh căng thẳng...

Cách phòng ngừa

Để phòng ngừa không bị rơi vào tình trạng kinh nguyệt không đều và bảo vệ sức khoẻ nói chung, bạn gái cần lưu ý những điều sau đây:

- Cần giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ và thực hiện vệ sinh vùng kín đúng cách (vệ sinh mỗi ngày, vệ sinh trong quan hệ tình dục, vệ sinh khi thai nghén) tránh tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục – một trong những nguyên nhân gây nên kinh nguyệt không đều.

- Bạn nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng mỗi ngày để cung cấp đủ chất cho cơ thể. Các loại thực phẩm nên dùng trong thực đơn hàng ngày như: rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu vitamin B có trong thịt bò, cá, trứng, sữa... Hạn chế dùng thực phẩm chứa nhiều chất béo và các đồ uống như: cà phê, rượu, bia...

- Sử dụng thuốc giúp điều hoà kinh nguyệt, giảm bớt mệt mỏi: phương thuốc Đông y có tác dụng bồi bổ cơ thể hoặc bạn có thể sử dụng thuốc ngừa thai hàng ngày giúp chu kỳ kinh trở nên đều đặn hơn.