Xét nghiệm máu có phát hiện ra bệnh giang mai ở nữ giới hay không?

Ở Việt Nam, bệnh giang mai chiếm khoảng 2-5% tổng số các bệnh lây truyền qua đường tình dục mỗi năm. Vậy bệnh giang mai có biểu hiện gì, xét nghiệm máu có phát hiện ra bệnh giang mai ở nữ giới hay không?

Xét nghiệm máu có phát hiện ra bệnh giang mai ở nữ giới hay không? Xét nghiệm máu có phát hiện ra bệnh giang mai ở nữ giới hay không?

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hằng năm ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương có trên 35 triệu trường hợp mới mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, trong đó giang mai chiếm 2%. Ở Việt Nam, bệnh giang mai chiếm khoảng 2-5% tổng số các bệnh lây truyền qua đường tình dục mỗi năm. Vậy bệnh giang mai có biểu hiện gì, xét nghiệm máu có phát hiện ra bệnh giang mai ở nữ giới hay không? Mời bạn đọc cùng HoiBenh tìm hiểu về bệnh lý đặc biệt này qua bài viết sau đây.

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh có thể gây thương tổn ở da-niêm mạc và nhiều tổ chức, cơ quan của cơ thể như: cơ, xương, khớp, tim mạch và thần kinh. Bệnh lây truyền chủ yếu qua việc quan hệ tình dục không an toàn và có thể lây truyền qua đường máu, lây truyền từ mẹ sang con. Bệnh có thể gây hậu quả trầm trọng như giang mai thần kinh, giang mai tim mạch, giang mai bẩm sinh.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở nữ giới

Bệnh giang mai do xoắn khuẩn có tên khoa học là Treponema pallidum, có hình lò xo từ 6 - 14 vòng xoắn, đường kính không quá 0.5μm, dài từ 6 - 15μm. Xoắn khuẩn có thể có 3 kiểu di chuyển: di động theo trục dọc giúp xoắn khuẩn tiến hoặc lùi, di động qua lại như quả lắc đồng hồ và di động lượn sóng.

vicare.vn-xet-nghiem-mau-co-phat-hien-ra-benh-giang-mai-o-nu-gioi-hay-khong

Xoắn khuẩn giang mai rất yếu, ra ngoài cơ thể chỉ sống được vài giờ, thường chết nhanh chóng ở nơi khô ráo. Ở nơi ẩm ướt, nó có thể sống được hai ngày, đặc biệt sống rất lâu ở nhiệt độ lạnh. Ở nhiệt độ 56 độ C, xoắn khuẩn chết trong vòng 15 phút. Nhiệt độ thích hợp cho xoắn khuẩn phát triển là 37 độ C (nhiệt độ cơ thể người). Xà phòng hoặc các chất sát khuẩn khác có khả năng diệt được xoắn khuẩn trong vài phút.

Xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể người lành qua hoạt động giao hợp đường âm đạo, đường hậu môn hoặc đường miệng. Ngoài ra, bệnh giang mai còn có thể lây gián tiếp qua việc tiếp xúc với các đồ dùng, vật dụng bị nhiễm xoắn trùng hoặc lây qua các vết xước trên da - niêm mạc khi bác sĩ (hoặc y tá, nữ hộ sinh) tiếp xúc mà không có bảo hộ. Lây qua đường truyền máu hoặc tiêm chích với bơm kim tiêm không vô khuẩn. Lây từ mẹ sang con, thường sau tháng thứ ba của thai kỳ và gây bệnh giang mai bẩm sinh cho em bé.

Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai

Bệnh giang mai thời kỳ I

  • Săng: là những thương tổn đơn độc, xuất hiện ngay tại nơi xoắn khuẩn xâm nhập vào khoảng 3 - 4 tuần (từ 10 - 90 ngày) sau lây nhiễm. Đây là vết trợt nông, hình tròn hay bầu dục, không có bờ nổi lên hoặc lõm xuống, bề mặt phẳng, màu đỏ thịt, nền rắn và cứng như tờ bìa, không ngứa, không đau, không có mủ. Ở nữ, săng thường xuất hiện ở vị trí môi lớn, môi bé, mép sau âm hộ, lỗ niệu đạo, cổ tử cung. Ở nam, săng xuất hiện ở quy đầu, rãnh quy đầu, thân dương vật, miệng sáo, dây hãm, bìu, xương mu, bẹn... Ngoài ra, săng còn có thể ở trực tràng hoặc quanh hậu môn, môi, lưỡi, amidan ngón tay, trán, vú...
vicare.vn-xet-nghiem-mau-co-phat-hien-ra-benh-giang-mai-o-nu-gioi-hay-khong-body-2
  • Viêm hạch: xuất hiện vài ngày sau khi có săng ở bộ phận sinh dục, hạch rắn, không đau, không hóa mủ, không dính vào nhau và có thể di động.

Nếu không điều trị, 75% các vết săng sẽ tự khỏi sau 6 - 8 tuần khiến người bệnh tưởng đã khỏi. Tuy nhiên, xoắn khuẩn vẫn tồn tại trong cơ thể và có thể truyền bệnh cho người khác. Nếu được điều trị đúng và đầy đủ thì bệnh có thể khỏi hoàn toàn ở giai đoạn này mà không chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Bệnh giang mai thời kỳ II (kéo dài khoảng 1 – 2 năm)

Bắt đầu vào khoảng 6 - 8 tuần sau khi xuất hiện săng, đây là giai đoạn xoắn khuẩn thâm nhập vào máu và đến tất cả các cơ quan trong cơ thể. Ở giai đoạn này, thương tổn có tính chất lan tràn, tổn thương ăn rất nông trên mặt da, rất nhiều xoắn khuẩn trên thương tổn nên thời kỳ này bệnh rất dễ lây. Các phản ứng huyết thanh trong giai đoạn này cho kết quả dương tính rất mạnh. Thời kỳ 2 có thể chia thành:

Thời kỳ II sơ phát:

  • Đào ban: vết màu hồng tươi như cánh đào, bằng phẳng, hình bầu dục, sờ mềm, không ngứa, không đau, mọc chủ yếu ở hai bên mạng sườn, mặt, lòng bàn tay, bàn chân. Khi xuất hiện ở da đầu gây rụng tóc. Nếu không điều trị gì cũng sẽ tự mất đi và để lại những vết nhiễm sắc tố loang lổ.
  • Mảng niêm mạc: vết trợt rất nông, không có bờ, nhỏ bằng hạt đỗ hay đồng xu, bề mặt thường trợt ướt, đôi khi hơi nổi cao, sần sùi hoặc nứt nẻ đóng vảy, chứa nhiều xoắn khuẩn nên rất dễ lây, thường gặp ở niêm mạc mép, lỗ mũi, hậu môn, âm hộ, rãnh quy đầu.
  • Vết loang trắng đen: di tích của đào ban.
  • Viêm hạch lan tỏa ở bẹn, nách, cổ, dưới hàm... Hạch to nhỏ không đều, không đau, không dính vào nhau, chứa nhiều xoắn khuẩn.
  • Nhức đầu thường xảy ra về đêm.
  • Rụng tóc đều đặn, tóc bị thưa dần.

Thời kỳ II tái phát:

  • Bắt đầu từ khoảng tháng thứ 4 - 12 kể từ khi mắc bệnh giang mai thời kỳ I. Các triệu chứng của thời kỳ II sơ phát tồn tại trong một thời gian rồi mất đi dù không điều trị. Qua một thời gian im lặng, các thương tổn da, niêm mạc lại tái phát đó chính là giang mai thời kỳ II tái phát. Số lượng thương tổn ít hơn nhưng tồn tại dai dẳng hơn.
  • Đào ban tái phát: ít vết hơn, kích thước mỗi vết to hơn.
  • Sẩn giang mai: xuất hiện những sẩn, nổi cao hơn mặt da, rắn chắc, màu đỏ hồng, hình bán cầu, xung quanh có viền vảy. Các sẩn giang mai rất đa dạng: sẩn dạng vảy nến, dạng trứng cá, dạng thủy đậu, dạng loét... to hơn bình thường, có bề mặt phẳng và ướt, có khi xếp thành vòng xung quanh hậu môn, âm hộ... và chứa rất nhiều xoắn khuẩn, được gọi là sẩn phì đại hay sẩn sùi. Ở lòng bàn tay, bàn chân: sẩn giang mai có bề mặt phẳng, bong vảy theo hướng ly tâm nên thường tạo thành viền vảy mỏng ở xung quanh.
  • Biểu hiện khác: viêm mống mắt, viêm gan, viêm họng khàn tiếng, viêm màng xương, đau nhức xương cơ đùi về đêm, viêm thận, biểu hiện thần kinh (đau, nhức đầu).

Bệnh giang mai thời kỳ III (bắt đầu vào năm thứ 3 của bệnh)

Ngày nay ít gặp giang mai thời kỳ III vì người bệnh thường được phát hiện và điều trị sớm bằng penicilin (kháng sinh). Ở thời kỳ này, thương tổn có tính phá hủy tổ chức, gây nên những di chứng không hồi phục, thậm chí tử vong.

Chẩn đoán bệnh giang mai dựa trên các xét nghiệm nào?

Tìm xoắn khuẩn

Lấy bệnh phẩm ở các thương tổn như săng, mảng niêm mạc, sẩn hoặc hạch... sau đó soi tìm xoắn khuẩn trên kính hiển vi nền đen, thấy xoắn khuẩn giang mai dưới dạng lò xo, di động hoặc nhuộm để nhận dạng vi khuẩn.

Các phản ứng huyết thanh

Phản ứng không đặc hiệu: các phản ứng trong nhóm này là RPR (Rapid Plasma Reagin), VDRL (Venereal Disease Research Laboratory). Hiện nay, phản ứng RPR hoặc VDRL thường được sử dụng vì có ưu điểm:

  • Phản ứng cho kết quả dương tính sớm.
  • Kỹ thuật thực hiện đơn giản, có thể sử dụng như một phản ứng sàng lọc, lồng ghép vào các đợt khám sức khỏe hàng loạt.
  • Tuy là phản ứng không đặc hiệu nhưng có giá trị chẩn đoán bệnh giang mai.
vicare.vn-1. Làm xét nghiệm-body-2

Phản ứng đặc hiệu:

  • TPI (Treponema Pallidum Immobilization Test): phản ứng bất động xoắn khuẩn
  • FTA (Fluorescent Treponema Antibody Test): phản ứng miễn dịch huỳnh quang có triệt hút
  • FTA-abs (Fluorescent Treponemal Antibody Absorption Test)
  • TPHA (Treponema Pallidum Hemagglutination Assay).

Xét nghiệm máu có phát hiện ra bệnh giang mai ở nữ giới hay không?

Như đã đề cập ở trên, ngoài xét nghiệm tìm xoắn khuẩn trên các tổn thương da – niêm mạc, các xét nghiệm còn lại đều là phản ứng huyết thanh. Do đó, có thể hiểu một cách đơn giản đều là lấy máu để xét nghiệm. Việc xét nghiệm máu hoàn toàn có thể phát hiện bệnh giang mai không chỉ ở nữ giới mà tất cả mọi người một cách chính xác. Tuy xét nghiệm máu thường chỉ cho kết quả dương tính khi bệnh giang mai ở thời kỳ II, nhưng xét nghiệm máu vẫn được sử dụng để củng cố chẩn đoán của bác sĩ bên cạnh việc thăm khám các thương tổn có thể nhìn thấy qua da.

Xem thêm:

  • Những nguy hiểm đến từ bệnh giang mai giai đoạn 3
  • Giang mai bao lâu thì phát bệnh?