Xét nghiệm khi mang thai: Lợi hay hại cho thai nhi?
Hiện nay, số lượng trẻ em bị dị tật bẩm sinh ngày càng tăng cao. Vì vậy, để phát hiện sớm kịp thời và đưa ra cách giải quyết hợp lý, các bác sỹ thường chỉ định sản phụ tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Việc thực hiện các xét nghiệm này có thể ảnh hưởng ít hoặc nhiều tới mẹ và thai nhi.
Xét nghiệm khi mang thai: Lợi hay hại cho thai nhi?
Theo bác sỹ sản khoa, phụ nữ mang thai nên có kế hoạch cụ thể về chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trong suốt thai kỳ. Để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé, thì việc tiến hành một số xét nghiệm là hoàn toàn cần thiết.
1. Siêu âm 2D, 4D
Siêu âm là phương pháp kiểm tra thai thông dụng hiện nay, hoạt động thông qua việc đưa đầu dò ấn vào da, nó sẽ truyền ra những sóng âm có tần suất rất cao để ghi lại hình ảnh của thai nhi trong bụng mẹ.
Hiện vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu hay đánh giá nào về tác động gây hại của siêu âm tới sức khỏe mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cũng không nên lạm dụng siêu âm quá nhiều và cần theo đúng chỉ định của bác sỹ.2. Xét nghiệm triple test và double test
Đây là hai loại xét nghiệm giúp phát hiện sớm các dị tật thai nhi có thể mắc như: hội chứng down, hội chứng trisomy 18 và dị tật ống thần kinh.
Xét nghiệm Double test thường được thực hiện ở tuần thai từ 11 đến 14. Và xét nghiệm triple test được thực hiện ở tuần thai 15 đến 22. Do trong quá trình thăm khám và siêu âm phát hiện bất thường độ mờ da gáy ở thai nhi nên bác sỹ sẽ chỉ định thực hiện hai xét nghiệm này
Cả hai xét nghiệm đều lấy máu người mẹ, về cơ bản thì sẽ không gây nguy hiểm hay tác động gì đến thai phụ và em bé. Tuy nhiên, việc lấy máu cần được tiến hành bởi bác sỹ chuyên khoa, đảm bảo sự an toàn nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
3. Xét nghiệm chọc ối
Sau khi siêu âm và tiến hành một số xét nghiệm nếu được chẩn đoán có nguy cơ cao thai nhi mắc các dị tật thì để đảm bảo chính xác bác sỹ sẽ quyết định cho chọc ối. Đây là thủ thuật rút ra một lượng nước ối nhỏ từ túi ối trong tử cung người mẹ mà không gây đau đớn hay tổn thương gì tới mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nếu không được tiến hành một cách chuyên nghiệp thì rất dễ gây ra biến chứng như: sảy thai, tác động vào thai nhi...
4. Xét nghiệm máu
Đây là xét nghiệm các bà bầu nên thực hiện nhằm kiểm tra thành phần tế bào máu và phát hiện ra các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV/AIDS, giang mai, lậu...Từ đó các bác sỹ sẽ chỉ định người mẹ nên sinh thường hay sinh mổ.
Cũng như Xét nghiệm triple test và double test, xét nghiệm máu lấy máu từ cơ thể người mẹ và mang đến phòng xét nghiệm mà không gây nguy hiểm gì đến mẹ và thai nhi nếu như được thực hiện đúng quy trình an toàn.
5. Xét nghiệm nước tiểu
Thường được các bác sỹ chỉ định thực hiện từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, nhằm xác định xem người mẹ có bị mắc chứng tiểu đường thai kỳ hay dư đạm không. Từ đó, bác sỹ sẽ có kế hoạch ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp cho mẹ.Những trường hợp cần thiết phải làm các xét nghiệm khi mang thai
Thông thường, nếu sức khỏe của người mẹ tốt, không mắc các bệnh di truyền, hay gặp phải bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào trong quá trình mang thai thì người mẹ có thể yên tâm mà không cần thực hiện xét nghiệm, chỉ cần siêu âm đủ theo các thời kỳ bác sỹ chỉ định. Tuy nhiên một số trường hợp đặc biệt cần lưu ý nên thực hiện các xét nghiệm cần thiết:
Thai phụ có tiền sử gia đình bị mắc các dị tật bẩm sinh.
Thai phụ cao tuổi, từ 35 tuổi trở lên.
Thai phụ sử dụng các chất hóa học độc hại trước và trong khi mang thai.
Thai phụ bị nhiễm virut cúm, thủy đậu, sởi...trong quá trình mang thai.
Thai phụ bị mắc chứng tiểu đường, cao huyết áp.
Thai phụ đã từng tiếp xúc với các chất phóng xạ như: điện tử, X-quang.
Thai phụ có tiền sử sảy thai, thai chết lưu, sinh non...
Thai phụ hay sử dụng các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá, ma túy...
Thai phụ mang đa thai
Thai phụ được bác sỹ chẩn đoán thai nhi bất thường hay dị tật.