Xét nghiệm giang mai sau bao lâu là chính xác?

Cần xét nghiệm giang mai như thế nào? Nên xét nghiệm giang mai sau bao lâu là chính xác? Xét nghiệm giang mai cần bao nhiêu tiền? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp từ HoiBenh qua bài viết sau đây.

Xét nghiệm giang mai sau bao lâu là chính xác? Xét nghiệm giang mai sau bao lâu là chính xác?

Bệnh giang mai là một trong những căn bệnh xã hội thường gặp, phổ biến và có khả năng gây ra tử vong ở người do một loại xoắn khuẩn giang mai có tên khoa học là Treponema Pallidum gây nên, có tốc độ lây truyền chóng mặt qua đường tình dục. Đầu tiên, giang mai sẽ xâm nhập vào các cơ quan, bộ phận của hệ thống sinh dục, sau đó lan rộng dần ra các cơ quan bộ phận lân cận, lan vào máu gây ra viêm, nhiễm trùng.

vicare.vn-xet-nghiem-giang-mai-sau-bao-lau-la-chinh-xac-body-1

1. Xét nghiệm giang mai bao lâu là chính xác?

Các Bác sĩ của phòng khám đa khoa Thái Hà khuyên bạn cần tiến hành làm xét nghiệm giang mai loại sinh phẩm Syphillis 3.0 Test sau 1 tháng có hành vi nguy cơ (quan hệ tình dục với đối tượng nghi ngờ mang mầm bệnh) đối với trường hợp chưa biểu hiện nốt sần giang mai.

Nhưng đây là thời điểm khá sớm để khẳng định bạn có bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai hay không. Nên nếu kết quả xét nghiệm là âm tính thì sau thời gian xét nghiệm 3 tháng bạn cần tiến hành kiểm tra lại 1 lần nữa để đảm bảo chắc chắn rằng bạn có mắc giang mai hay không. Đối với những trường hợp trên cơ thể đã xuất hiện nốt sần giang mai thì cách chẩn đoán tương đối chính xác là Soi trên kính hiển vi mẫu bệnh phẩm lấy từ các vết loét giang mai (chancre – săng giang mai) để tìm xoắn khuẩn giang mai. Tuy nhiên, còn có phương pháp khác được sử dụng rộng rãi hơn là thử kháng thể trong máu bệnh nhân như: Xét nghiệm RPR, xét nghiệm VDRL. Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể giúp theo dõi sự đáp ứng của bệnh với việc điều trị. Nếu trong trường hợp giang mai được phát hiện muộn, đã có biến chứng giang mai thần kinh thì cần phải làm xét nghiệm kháng thể xoắn khuẩn giang mai trong dịch não tủy (RPR dịch não tủy).

vicare.vn-xet-nghiem-giang-mai-sau-bao-lau-la-chinh-xac-body-2

2. Xét nghiệm giang mai bằng cách nào?

Căn cứ vào con đường đi và mức độ lây lan của xoắn khuẩn giang mai gây ra bệnh giang mai thì sẽ có các cách cũng như có các quá trình xét nghiệm khác nhau để phát hiện bệnh chẳng hạn như: xét nghiệm dịch được lấy từ vết loét giang mai, xét nghiệm RPR và TPHA trong máu, và xét nghiệm RPR trong dịch não tủy.

Xét nghiệm dịch lấy từ các vết loét giang mai

Phương pháp này được áp dụng đối với các trường hợp bệnh nhân bị bệnh giang mai ở giai đoạn đầu, mới phát bệnh. Dịch từ các vết loét giang mai tại bộ phận sinh dục sẽ được các bác sỹ lấy để làm mẫu xét nghiệm. Xét nghiệm này có thể phát hiện ra bệnh giang mai đối với người bị nhiễm xoắn khuẩn trong khoảng từ 10 – 90 ngày kể từ khi nhiễm xoắn khuẩn.

Xét nghiệm RPR và TPHA ở trong máu

Áp dụng đối với trường hợp bệnh nhân có sự xuất hiện của triệu chứng của bệnh giang mai sau khoảng từ 12 tuần đến 3 năm. Hai phương pháp xét nghiệm RPR và TPHA thực chất là thử kháng thể trong máu để kiểm tra phản ứng của bệnh. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính thì có nghĩa là người đó bị nhiễm bệnh. Và ngược lại, nếu kết quả xét nghiệm là âm tính thì có nghĩa là người đó không nhiễm bệnh.

Xét nghiệm RPR có trong dịch não tủy

Áp dụng đối với trường hợp bệnh nhân bị giang mai ở mức độ nặng, đã biến chuyển thành giang mai thần kinh. Để tiến hành làm xét nghiệm, bác sỹ sẽ dùng các dụng cụ, thiết bị y tế chuyên dụng để lấy dịch não tủy ra rồi xét nghiệm, xem trong não tủy có chứa xoắn khuẩn giang mai gây bệnh hay không.

Xét nghiệm giang mai cần khoảng bao nhiêu tiền

Phụ thuộc vào tình trạng bệnh

Nếu như người bệnh đi xét nghiệm giang mai ngay khi nghi ngờ mình bị xoắn khuẩn giang mai (loại virus gây ra bệnh giang mai) xâm nhập thì chi phí xét nghiệm cũng như chi phí điều trị bệnh cũng sẽ thấp hơn rất nhiều. Đơn giản là vì việc xét nghiệm, điều trị giang mai khi bệnh ở giai đoạn mới chớm sẽ đơn giản và nhanh chóng.

Chính vì vậy, để tiết kiệm chi phí xét nghiệm và điều trị giang mai thì người bệnh nên nhanh chóng đi đến các địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám ngay khi nghi ngờ mình bị mắc bệnh giang mai hoặc khi có biểu hiện bệnh giang mai giai đoạn 1 chẳng hạn như: xuất hiện các nốt ban đỏ (chủ yếu xuất hiện ở bộ phận sinh dục vì đây là một căn bệnh lây truyền chủ yếu qua con đường tình dục không an toàn), các nốt ban có đặc điểm nhẵn, cứng, không ngứa cũng không đau...

Xét nghiệm chẩn đoán giang mai tại HoiBenh Home

Với xét nghiệm chẩn đoán giang mai, không phải ai cũng muốn đến bệnh viện làm, một phần vì e ngại, không muốn công khai lý lịch cá nhân, một phần vì bệnh viện luôn quá tải, sẽ rất mất công phải chờ đợi đến lượt. Vậy tại sao không chọn xét nghiệm tại nhà?

Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người đang nghi ngờ mắc bệnh giang mai bởi: HoiBenh Home là đối tác độc quyền của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, HoiBenh Home cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng.

Hiện HoiBenh Home cung cấp xét nghiệm chỉ số TPHA giúp phát hiện kháng thể kháng xoắn khuẩn giang mai trong huyết tương (huyết thanh) của người bệnh bị giang mai.

vicare.vn-xet-nghiem-giang-mai-sau-bao-lau-la-chinh-xac-body-3

Chi phí xét nghiệm TPHA

  • Giá xét nghiệm TPHA của HoiBenh Home đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 89,000 đồng.
  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Điện thoại: (024) 73049779 / 0984.999.501

Xem thêm:

  • Sự nguy hiểm khi bị mắc bệnh giang mai trong thời kỳ mang thai
  • Bệnh giang mai có lây qua đường miệng không?