Xét nghiệm giang mai âm tính là như thế nào?

Bệnh giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục và do xoắn khuẩn giang mai gây ra. Khi mắc bệnh giang mai, các cơ quan trong cơ thể sẽ gặp những biến chứng hết sức nặng nề, đặc biệt là những trẻ nhỏ mắc giang mai bẩm sinh. Vì vậy, việc xét nghiệm để phát hiện sớm căn bệnh này là vô cùng quan trọng.

Xét nghiệm giang mai âm tính là như thế nào? Xét nghiệm giang mai âm tính là như thế nào?

Bệnh giang mai là một bệnh lây truyền do xoắn khuẩn giang mai gây ra. Khi mắc bệnh giang mai, các cơ quan trong cơ thể sẽ gặp những biến chứng hết sức nặng nề, đặc biệt là những trẻ nhỏ mắc giang mai bẩm sinh. Vì vậy, việc xét nghiệm để phát hiện sớm căn bệnh này là vô cùng quan trọng.

Bệnh giang mai là bệnh như thế nào?

Bệnh giang mai là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn giang mai gây ra. Không chỉ giới hạn ở bộ phận sinh dục, bệnh giang mai còn có thể lây qua những tiếp xúc gần khác. Đường lây truyền của giang mai là qua da hoặc niêm mạc bị xước xát, lây qua đường máu, quan hệ tình dục với người mắc bệnh giang mai. Những tiếp xúc như hôn, cho trẻ bú cũng có thể lây truyền bệnh giang mai.
vicare.vn-xet-nghiem-giang-mai-am-tinh-la-nhu-the-nao-body-1

Những triệu chứng của bệnh giang mai

Những biểu hiện đầu tiên của căn bệnh này là những vết loét ở bộ phận sinh dục, bởi những vết loét này không gây ra đau đớn cho người bệnh nên những người mắc bệnh này thường bỏ qua triệu chứng ban đầu này. Khi bệnh giang mai ngấm vào máu thì sẽ có những tổn thương trên gian nhưng những tổn thương này cũng tự động mất đi và không cần điều trị, tuy nhiên khi tái phát những tổn thương này sẽ nặng hơn.

Những biểu hiện tổn thương phủ tạng như tim, gan, cơ xương hay thần kinh cũng là lúc bệnh đã phát nặng.

>>> Xem thêm: Biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn đầu

Xét nghiệm để phát hiện bệnh sớm

Khi có những triệu chứng bệnh nêu trên, cần tới các cơ sở y tế để thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị sớm nhất nếu mắc bệnh. Thực tế, chẩn đoán bệnh giang mai không phải là dễ dàng. Cách chẩn đoán bệnh chính xác nhất hiện tại là soi trên kính hiển vi các bệnh phẩm lấy từ chính các vết loét giang mai, lấy từ dịch âm đạo của phụ nữa hoặc dịch niệu đạo ở nam giới.

Những xét nghiệm đối với bệnh giang mai là xét nghiệm phản ứng PRP và TPHA. Khi xét nghiệm PRP, nếu kết quả giang mai âm tính thì không bị mắc giang mai, nhưng nếu kết quả trả về là dương tính thì người xét nghiệm có thể đã mắc giang mai. Tuy vậy, cơ thể con người không phải lúc nào cũng tạo ra các kháng thể đặc biệt phản ứng với vi khuẩn giang mai, do đó có những xét nghiệm PRP không chính xác.

Đối với xét nghiệm TPHA thì kết quả trả về là TPHA(+) thì khả năng mắc giang mai rất cao.
vicare.vn-xet-nghiem-giang-mai-am-tinh-la-nhu-the-nao-body-2

Phòng bệnh giang mai

Để phòng chống căn bệnh này, bạn cần có một lối sống, sinh hoạt lành mạnh, không quan hệ tình dục với nhiều người và sống đời sống chung thủy, một vợ một chồng. Luôn sử dụng bao cao su đúng cách trong khi quan hệ tình dục. Phụ nữ không nên có thai khi đã bị mắc bệnh giang mai vì có thai khi mắc bệnh này có thể để lại rất nhiều những biến chứng trên cơ thể thai nhi. Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng - 1 năm/lần.

Giang mai được đánh giá là căn bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục nguy hiểm thứ hai sau HIV. Những triệu chứng của bệnh rất khó nhận biết nên giai đoạn đầu mắc bệnh thường không nhận ra. Nếu kết quả là giang mai âm tính hay giang mai dương tính sau khi xét nghiệm thì người xét nghiệm cũng cần có cách phòng chống khoa học để ngăn ngừa bệnh sớm và có thể điều trị khỏi bệnh hoàn toàn nếu không may mắc phải.
>>> Xem thêm: Những điều cần biết về xét nghiệm giang mai