Vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát khác nhau thế nào?
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, vô sinh là căn bệnh khá phổ biến mà nhiều cặp vợ chồng gặp phải. Vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát, những hiểu biết cơ bản về hai dạng vô sinh này là điều mà các đôi vợ chồng nên lưu tâm để có thể bảo vệ sức khỏe sinh sản một cách tốt nhất.
Vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát khác nhau thế nào?
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, vô sinh là căn bệnh khá phổ biến mà nhiều cặp vợ chồng gặp phải. Vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát, những hiểu biết cơ bản về hai dạng vô sinh này là điều mà các đôi vợ chồng nên lưu tâm để có thể bảo vệ sức khỏe sinh sản một cách tốt nhất.
Cơ bản về vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát
Vô sinh có thể xảy ra với bất kỳ cặp vợ chồng nào nên nếu không tự trang bị kiến thức cho mình, nam nữ giới thường chủ quan và có thể không biết mình mắc bệnh để có hướng điều trị kịp thời. Vô sinh được phân biệt theo hai dạng nguyên phát và thứ phát. Nếu vô sinh nguyên phát là trường hợp cặp vợ chồng đã chung sống và thường xuyên quan hệ ít nhất một năm mà không áp dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào nhưng vẫn chưa có con thì trường hợp vô sinh thứ phát là phụ nữ đã từng mang thai ít nhất một lần, sau đó muốn có con nữa thì không được.>>> Xem thêm: Vô sinh nguyên phát và những điều các cặp vợ chồng phải biết
Nguyên nhân dẫn đến vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát
Các yếu tố dẫn đến vô sinh bao gồm cả tác động chủ quan và khách quan. Nguyên nhân của vô sinh nguyên phát có thể do di truyền, do khuyết tật bẩm sinh trong cơ quan sinh dục nam hoặc sinh sản nữ. Đối với nữ giới, vấn đề nội tiết tố, mất cân bằng nồng độ hormone gây cản trở quá trình rụng trứng và thụ thai khiến nữ giới ít có khả năng mang thai. Bệnh lý nội mạc tử cung, những bất thường trong ống dẫn trứng hay cấu trúc cổ tử cung cũng làm cản trở quá trình thụ thai ở phụ nữ. Với nam giới, nguyên nhân phổ biến là do số lượng và chất lượng tinh trùng yếu, dễ chết, khả năng di chuyển của tinh trùng hạn chế hay đường vận chuyển tinh trùng từ tinh hoàn ra túi tinh hoàn bị tắc.
Đối với trường hợp vô sinh thứ phát, nguyên nhân phổ biến là do tắc nghẽn vòi trứng, viêm nhiễm, rối loạn chu kỳ rụng trứng,... Vô sinh thứ phát ở nam chủ yếu do những rắc rối về chất lượng tinh trùng yếu, kém chất lượng, nhiễm trùng đường sinh dục, viêm tinh hoàn, rối loạn chứ năng tình dục như rối loạn cương dương, rối loạn phóng tinh hay những cấu trúc bất thường của ống dẫn tinh. Hơn nữa, những cặp vợ chồng chuẩn bị bước vào tuổi 40 cũng làm suy giảm khả năng thụ thai ở người phụ nữ và dẫn đến sự suy giảm số lượng, chất lượng tinh trùng. Vô sinh thứ phát còn phụ thuộc vào tâm lý của những đôi vợ chồng đã làm cha mẹ một lần và thường chủ quan bệnh, không thăm khám sớm vì có những suy nghĩ ‘‘đã sinh con một lần rồi thì sẽ không có chuyện vô sinh...’’
Ngoài ra, chế độ sinh hoạt không lành mạnh như sử dụng nhiều bia rượu, cà phê, hút thuốc lá, béo phì,... có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, gây ra các bệnh lý và sớm mãn kinh ở vợ chồng.
Điều trị vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát như thế nào?
Tùy vào nguyên nhân dẫn đến vô sinh mà các y bác sỹ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Điều trị vô sinh nguyên phát: Vợ chồng có vấn đề về hormone thì bổ sung thêm hormone cho cơ thể, viêm thì chữa viêm,... Ngoài ra, với sự phát triển của y học, các cặp vợ chồng có thể lựa chọn một trong ba phương pháp điều trị vô sinh nguyên phát bằng cách thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm hay nuôi trứng trong ống nghiệm. Tùy vào từng phương pháp và trường hợp bệnh mà tỷ lệ thành công của các cách điều trị trên là 25-30%.
Điều trị vô sinh thứ phát: tùy vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sỹ có thể sử dụng thuốc để điều trị, phẫu thuật hay thụ tinh trong ống nghiệm. Đồng thời, bệnh nhân cần có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý thì việc thụ thai sẽ có kết quả hơn.
Vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát hoàn toàn có thể xảy ra với bất kỳ cặp vợ chồng nào và bất kỳ lúc nào, do đó vợ chồng cần thường xuyên thăm khám phụ khoa. Ngay từ bây giờ, vợ chồng hãy xây dựng những thói quen sinh hoạt tốt, quan tâm đến sức khỏe sinh sản nhiều hơn cũng như phòng chống bệnh hay có những phương án điều trị kịp thời để bớt những lo lắng về vô sinh.