Viêm tai giữa có mủ ở người lớn

Viêm tai giữa là tình trạng bị viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm (nằm sau màng nhĩ) và thường có tạo dịch trong hòm nhĩ. Dịch này có thể nhiễm trùng hoặc vô trùng. Không chỉ là căn bệnh thường gặp ở trẻ em, mà người lớn cũng có khả năng mắc bệnh viêm tai giữa, đặc biệt là viêm tai giữa có mủ.

Viêm tai giữa có mủ ở người lớn Viêm tai giữa có mủ ở người lớn

Viêm tai giữa là tình trạng bị viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm (nằm sau màng nhĩ) và thường có tạo dịch trong hòm nhĩ. Dịch này có thể nhiễm trùng hoặc vô trùng. Không chỉ là căn bệnh thường gặp ở trẻ em, mà người lớn cũng có khả năng mắc bệnh viêm tai giữa, đặc biệt là viêm tai giữa có mủ.

1. Viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa là bệnh có tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện trong tai giữa do các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong tai hoặc từ bên ngoài môi trường xâm nhập vào gây nên. Có ba loại chính là viêm tai giữa cấp tính, viêm tai giữa có dịch tiết và viêm tai giữa có mủ mạn tính.

Viêm tai giữa cấp

Viêm tai giữa cấp là một bệnh nhiễm trùng khởi phát đột ngột, thường khởi phát nhanh trong một khoảng thời gian ngắn. Viêm tai giữa cấp điển hình là sự ứ đọng dịch trong tai giữa kèm theo các dấu hiệu, triệu chứng của nhiễm trùng tai. Màng nhĩ có thể bị phình ra kèm theo cảm giác đau, hay thủng màng nhĩ, thường chảy mủ ra ngoài. Ở trẻ em nhỏ đau tai thường làm bé kéo tự véo tai, khóc nhiều hơn, và ngủ kém. Ngoài ra, còn có khi ta thấy bé sốt và ăn uống kém đi.

Viêm tai giữa cấp là sự viêm nhiễm dai dẳng ở giữa. Bệnh này có thể là nguyên nhân đang xảy ra làm tổn thương tai giữa và màng nhĩ và có thể liên tục chảy dịch qua lỗ thủng màng nhĩ.

vicare.vn-viem-tai-giua-co-mu-o-nguoi-lon-body-1

Viêm tai giữa có dịch tiết

Viêm tai giữa có dịch tiết thường không có các triệu chứng cơ năng chỉ điểm. Đôi khi bệnh nhân mô tả có cảm giác đầy nặng ở tai. Viêm tai giữa dịch tiết được định nghĩa là tình trạng tai giữa nhìn thấy dịch nhưng không nhiễm trùng trong hơn ba tháng.

Viêm tai giữa có mủ mạn tính

Là bệnh viêm tai giữa kéo dài trong hơn hai tuần và tình trạng này gây ra các đợt chảy mủ ra lỗ tai. Đôi khi nguyên nhân là biến chứng của viêm tai giữa cấp. Bệnh nhân thường hiếm khi cảm thấy đau tai.

Cả ba dạng viêm tai ở trên đều có thể liên quan đến tình trạng giảm thính lực ở bệnh nhân. Mất thính lực trong viêm tai giữa có dịch tiết, do bệnh kéo dài, có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập ở trẻ mắc bệnh. Hiện tượng viêm tai giữa cấp tính có thể chuyển thành bệnh viêm tai giữa có mủ, chảy mủ hoặc thanh dịch nếu không có biện pháp xử lý đúng cách.

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa

Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do bị viêm nhiễm vùng mũi họng gây ra bởi vi trùng hoặc siêu vi. Ngoài ra còn do tắc vòi nhĩ, thường gặp do sùi, do viêm mũi xoang mủ, u ở vòm họng. Có trường hợp bị mắc bệnh do viêm nhiễm đường hô hấp, do bệnh lý trào ngược, dị nguyên hoặc không khí ô nhiễm, thời tiết lạnh cũng là những tác nhân gây viêm tai giữa hiện nay.

3. Dấu hiệu thường gặp khi bị viêm tai giữa

Dấu hiệu thường gặp của viêm tai giữa thường khởi đầu là đau tai, sau đó chảy nước tai và sức bị nghe giảm.

Ngoài ra còn có những dấu hiệu ít gặp khác như ù tai, chóng mặt (thường được phát hiện ở trẻ lớn). Có trường hợp bị sốt, sưng sau tai, chán ăn và khó ngủ...

Để phát hiện bệnh, người lớn cũng như trẻ em cần được sự hỗ trợ từ bác sĩ trong chẩn đoán chẳng hạn như dùng đèn soi tai có kính phóng đại (Otoscope) hay kính hiển vi soi tai và nội soi tai (Oto-Endoscope).

vicare.vn-viem-tai-giua-co-mu-o-nguoi-lon-body-2

4. Điều trị viêm tai giữa

Viêm tai giữa ở giai đoạn xung huyết thì chỉ cần điều trị nội khoa bằng thuốc kháng sinh toàn thân kết hợp với các thuốc chống viêm, chống phù nề, hạ sốt, giảm đau, ngoài ra còn kết hợp với điều trị mũi họng.

Nếu viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn ứ mủ thì bác sĩ có thể sẽ trích rạch màng nhĩ để dẫn lưu mủ đồng thời với sử dụng các thuốc điều trị toàn thân khác như giai đoạn xung huyết.

Khi viêm tai giữa qua hai giai đoạn này, dịch mủ ứ đọng lại trong tai giữa sẽ tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ và chảy ra ngoài qua ống tai ngoài. Lúc này màng nhĩ sẽ bị thủng. Giai đoạn này việc điều trị sẽ khó khăn và phức tạp hơn.