Viêm kết mạc và viêm giác mạc khác nhau như thế nào?

Có thể bạn chưa biết? Kết mạc và giác mạc là hai bộ phận quan trọng của mắt. Khi bạn bị viêm kết mạc hoặc viêm giác mạc, thị lực sẽ bị ảnh hưởng tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh thậm chí có thể gây mù lòa nếu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách.

Viêm kết mạc và viêm giác mạc khác nhau như thế nào? Viêm kết mạc và viêm giác mạc khác nhau như thế nào?

Có thể bạn chưa biết? Kết mạc và giác mạc là hai bộ phận quan trọng của mắt. Khi bạn bị viêm kết mạc hoặc viêm giác mạc, thị lực sẽ bị ảnh hưởng tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh thậm chí có thể gây mù lòa nếu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách.

Vậy viêm kết mạc và viêm giác mạc khác nhau như thế nào? Bệnh nào nguy hiểm hơn? Nguyên nhân và cách phòng? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết này.

1. Viêm kết mạc và viêm giác mạc khác nhau như thế nào?

Kết mạc - giác mạc là gì?

Kết mạc (thường gọi là lòng trắng của mắt) là một lớp mỏng, trong suốt bao phủ mặt sau của mi.

Giác mạc (tròng đen): là một màng trong suốt, rất dai, không có mạch máu, có hình chỏm cầu chiếm 1/5 phía trước của vỏ nhãn cầu.

Hình ảnh có liên quan

Vị trí của gi


vicare.vn-viem-ket-mac-va-viem-giac-mac-khac-nhau-nhu-the-nao-body-1

Những điểm khác nhau cơ bản của bệnh viêm kết mạc và viêm giác mạc

Viêm kết mạc và viêm giác mạc là hai loại bệnh lý gặp ở mắt. Những điểm khác nhau cơ bản của 2 bệnh này như sau:

- Về cơ chế mắc bệnh: Viêm kết mạc là tình trạng viêm lớp màng lót mặt trong mi mắt còn viêm giác mạc là tình trạng viêm lớp trong suốt ở màng đen.

- Về nguyên nhân gây bệnh: Khác với viêm kết mạc thì viêm giác mạc ngoài các nguyên nhân gây bệnh từ các virus, vi khuẩn, dị ứng thì bệnh này nguyên nhân phổ biến gây ra nhất là các bệnh nhiễm trùng, sau đó đến khô mắt, bất thường ở mí mắt, chấn thương, ảnh hưởng của các tác nhân vật lý, hóa học và các bệnh tiềm ẩn khác như viêm khớp dạng thấp hoặc hội chứng Sjogren ( rối loạn hệ thống miễn dịch gây khô mắt và khô miệng)

Ngoài ra các chấn thương nhỏ ở phía trước mắt như: sử dụng kính áp tròng, phẫu thuật lasik,... cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm giác mạc.

- Về triệu chứng: Khi bị viêm giác mạc hoặc viêm kết mạc ở mắt điều đầu tiên bạn cảm nhận được đều là cảm giác khó chịu ở mắt như: Cộm mắt, đau mắt, chảy nước mắt, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng. Điểm khác nhau cơ bản về triệu chứng biểu hiện ở hai căn bệnh này đó là:

Đối với bệnh viêm giác mạc triệu chứng thể hiện rõ nhất là giác mạc có màu trắng đục (nếu viêm nhiễm lan rộng), mi mắt khó mở to. Ngoài ra, nếu nguyên nhân gây bệnh là các chấn thương hoặc nhiễm trùng thì viêm kết mạc thường chỉ ảnh hưởng đến một mắt.

Đối với bệnh viêm kết mạc thì triệu chứng là hiện tượng phù mi kết mạc, giả mạc, có xuất hiện ghèn vàng hay màu xanh nhạt gây dính 2 mi mắt khi thức dậy vào buổi sáng, bệnh có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt.

vicare.vn-viem-ket-mac-va-viem-giac-mac-khac-nhau-nhu-the-nao-body-2

Viêm giác mạc - viêm kết mạc bệnh nào nguy hiểm hơn?

Tuy viêm giác mạc và viêm kết mạc đều là hai bệnh lý thường gặp ở mắt, ảnh hưởng trực tiếp đến mắt có thể gây biến chứng hoặc mù lòa nếu không được chữa trị kịp thời hoặc nếu điều trị không đúng cách. Nhưng theo quan điểm đứng trên lập trường y học của các bác sĩ chuyên khoa mắt thì bệnh viêm giác mạc nguy hiểm hơn. Đặc biệt nếu tổn thương nằm trước con ngươi sẽ cản trở tia sáng đi vào mắt và nhìn mờ, trường hợp nặng có thể gây mù mắt.

2. Các biện pháp phòng, ngừa bệnh viêm giác mạc và viêm kết mạc

Một chế độ dinh dưỡng khoa học và chăm sóc mắt phù hợp sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh viêm giác mạc và viêm kết mạc tái phát, lây lan. Để làm được điều đó bạn hãy tham khảo một số gợi ý dưới đây:

- Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi.

- Hạn chế đồ ăn nhiều đường, muối và các loại dầu mỡ động vật,...

- Tránh sử dụng các loại đồ uống không có lợi cho sức khỏe như rượu, bia,..

- Dùng nước muối NaCl 0,9% để vệ sinh mắt hàng ngày hoặc khi có bụi hay vật lạ bay vào mắt.

vicare.vn-viem-ket-mac-va-viem-giac-mac-khac-nhau-nhu-the-nao-body-3

- Sử dụng khăn và vật liệu cá nhân riêng trong gia đình và nơi làm việc

- Không rụi mắt, che miệng khi hắt hơi, chảy mũi

- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh, ở nơi công cộng (trường học, cơ quan,..) nơi có người bị viêm giác mạc hoặc viêm kết mạc.

- Sử dụng dung dịch vệ sinh tay.

- Nếu bạn sử dụng kính tiếp xúc cần được bác sĩ tư vấn và khám khi có triệu chứng cộm mắt.

- Mang kính bảo vệ mắt khi ra ngoài, trong môi trường làm việc ô nhiễm khói bụi, khi bơi.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về 2 căn bệnh viêm kết mạc viêm giác mạc. Hi vọng phần nào giúp các bạn có thể phân biệt và nhận biết được 2 căn bệnh qua các dấu hiệu khác nhau để có hướng điều trị và điều trị hiệu quả nhất giúp cho đôi mắt của bạn luôn khỏe. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!