Vì sao xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm lại không thấy?

Xét nghiệm máu giúp chị em phát hiện mang thai sớm. Tuy nhiên trong một số trường hợp khi xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm không thấy. Vậy tại sao lại như vậy? Hãy cùng HoiBenh tham khảo qua bài viết sau.

Vì sao xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm lại không thấy? Vì sao xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm lại không thấy?

Xét nghiệm máu giúp nhận biết có thai sớm

Xét nghiệm máu là phương pháp giúp chẩn đoán mang thai sớm bởi nó giúp phát hiện được nội tiết hCG để có thể xác nhận việc mang thai.

HCG là một loại hormone chỉ xuất hiện khi phụ nữ có thai. Nó được sản xuất bởi các tế bào hình thành nên nhau thai, và có chức năng nuôi dưỡng trứng sau khi thụ tinh, dính vào thành tử cung.

Xét nghiệm máu sẽ đo được khối lượng tăng rất nhỏ của loại hormon này. Khoảng 6 – 8 ngày sau khi thụ thai khi xét nghiệm máu có thể nhận biết được. Cứ ba ngày lượng hCG lại tăng lên gấp đôi và đạt mức cao nhất vào tuần thứ 15 – 16 của thai kỳ, sau đó sẽ giảm dần trong thời gian còn lại và biến mất trong vòng vài tuần sau sinh.

Nếu như mang thai ngoài tử cung, nồng độ hCG sẽ có thời gian nhân đôi dài hơn. Những người có thai yếu nồng độ hCG sẽ giảm xuống nhanh chóng sau khi sảy thai. Trường hợp hCG ở mức rất cao xảy ra khả năng song thai, đa thai hoặc thai trứng.

vicare.vn-vi-sao-xet-nghiem-mau-co-thai-nhung-sieu-am-lai-khong-thay-body-1

Ưu nhược điểm của xét nghiệm máu phát hiện thai sớm

Có 2 loại xét nghiệm máu để phát hiện được thai sớm chính là xét nghiệm định lượng đo lường chính xác lượng hCG trong máu hoặc định tính hCG để có thể biết bạn mang thai hay không.

Ưu điểm của xét nghiệm máu phát hiện mang thai

Nếu như xét nghiệm nước tiểu sẽ xảy ra sai sót thì thực hiện xét nghiệm máu sẽ giúp phát hiện mang thai sớm hơn, cũng như chính xác hơn. Bên cạnh đó xét nghiệm máu định lượng cũng giúp đo lường nồng độ hormone hCG, là thông tin hữu ích để có thể theo dõi và biết được các vấn đề nhất định trong thời kỳ mang thai.

Nhược điểm của xét nghiệm máu phát hiện mang thai

Xét nghiệm máu phát hiện mang thai không thể thực hiện tại nhà như xét nghiệm nước tiểu. Bạn phải được các bác sĩ tiến hành tại phòng khám, và giá của việc xét nghiệm này cũng đắt hơn, tốn nhiều thời gian.

Vì sao xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm lại không thấy

Có nhiều trường hợp chị em đi xét nghiệm máu phát hiện có thai, tuy nhiên siêu âm không thấy. Vậy nguyên nhân do đâu?

Có thai do hormone HCG dự báo: Nội tiết tố hCG là một loại hormone đặc biệt quan trọng và nó chỉ được tiết ra khi mà các chị em có thai. Loại hormone này sẽ tạo ra các dấu hiệu của việc mang thai như ngực căng, buồn nôn, nhạy cảm,...

Tất cả các triệu chứng này sẽ xuất hiện là do nội tiết tố hCG đang cao dần lên trong cơ thể chị em khi mang thai. Kết quả hCG khi xét nghiệm là 200 mIU/ml có thể thấy bạn đã có thai.

vicare.vn-vi-sao-xet-nghiem-mau-co-thai-nhung-sieu-am-lai-khong-thay-body-2

Tuy nhiên xét nghiệm máu cho thấy bạn có thai nhưng siêu âm không có là do

- Thai có thể đang trên đường di chuyển vào buồng tử cung

Thông thường khi siêu âm chúng ta chưa thấy phôi thai có thể thai đang di chuyển vào buồng tử cung. Cũng có thể bạn tính toán tuổi thai chưa đúng. Do đó khi đi khám ở giai đoạn sớm sẽ khó có được kết luận chính xác, cần có thời gian theo dõi.

- Trong một số trường hợp việc xét nghiệm máu phát hiện có thai nhưng siêu âm không có là do thai ngoài tử cung.

- Cần bình tĩnh để xem cụ thể

Khi có kết quả này, bạn không nên quá lo lắng mà luôn phải giữ tinh thần thoải mái cùng với việc tái khám theo đúng lịch của bác sĩ. Bạn có thể kết hợp siêu âm đầu dò với đo nồng độ hCG trong máu để có kết luận chính xác hơn việc mình có thai hay không. Khi so sánh những kết quả này giúp bạn biết được kết quả chính xác về tuổi thai.

Việc xét nghiệm máu có thể giúp bạn phát hiện mang thai sớm. Tuy nhiên trong một số trường hợp việc xét nghiệm máu và siêu âm lại có kết quả không giống nhau bởi nhiều nguyên nhân như thai giả, thai ngoài tử cung, thai đang đi vào tử cung,... Vì vậy nếu gặp tình trạng này bạn hãy bình tĩnh, cần có thời gian quan sát và nhận sự hướng dẫn từ bác sĩ có chuyên môn.

Xem thêm:

  • Chỉ số xét nghiệm máu bao nhiêu là có thai?
  • Xét nghiệm máu có thể chẩn đoán khả năng sảy thai ở phụ nữ