Vì sao mẹ bầu dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?

Một trong những bệnh lý mẹ bầu dễ mắc phải trong thai kỳ đó là tiểu đường thai kỳ. Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu là gì? Mẹ bầu bị bệnh này có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của HoiBenh.

Vì sao mẹ bầu dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ? Vì sao mẹ bầu dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ

Theo các bác sĩ, phụ nữ mang thai bị tiểu đường chia ra hai trường hợp:

Thai phụ bị bệnh tiểu đường trước lúc mang thai.

Thai phụ mới bị tiểu đường khi mang thai, trường hợp này được gọi là tiểu đường thai kỳ.

Như chúng ta đã biết, insulin được tụy tạng sản xuất ra để điều hòa glucose trong máu. Tuy nhiên khi mang thai, các hormone của nhau thai lại làm rối loạn việc sản xuất này. Lúc đó tụy tạng cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, thậm chí có khi gấp 2 lần. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ đó là do khi nhu cầu tăng cao như thế mà tụy tạng không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thì glucose máu sẽ tăng cao.

Trong lúc mang thai có nhiều yếu tố nguy cơ gây tiểu đường như: mẹ thừa cân, bị béo phì, hoặc có bà mẹ lớn tuổi khi mang thai (trên 35 tuổi được xem là cao), gia đình hay bản thân thai phụ có tiền sử bị tiểu đường. Tuy nhiên, có đến khoảng 30% trường hợp bị tiểu đường lúc thai nghén không tìm thấy nguy cơ hay có nguy cơ ở mức thấp. Chỉ có từ 3-6% người có thai bị tiểu đường do thai nghén mà thôi.

vicare.vn-vi-sao-me-bau-de-mac-benh-tieu-duong-thai-ky-body-1

Ảnh hưởng của thai nghén đối với bệnh tiểu đường thai kỳ

Thường khi mang thai, mẹ bầu sẽ có những thay đổi quá trình chuyển hóa trong cơ thể nên có thể coi thai nghén là một yếu tố sinh ra bệnh tiểu đường. Ngoài ra, với những mẹ bầu đã bị tiểu đường trước lúc có thai thì bệnh lại dễ bị nặng thêm.

Thai phụ bị tiểu đường khi mang thai thường sẽ có nguy cơ bị các tai biến sản khoa cao hơn so với những thai phụ bình thường với các chứng như tăng huyết áp ( tầm khoảng 10%). Tỷ lệ mắc tiền sản giật ở người bị tiểu đường khi mang thai cũng cao ( tầm khoảng 12%) so với người có thai bình thường (chỉ khoảng 8%mà thôi). Hơn thế nữa, nguy cơ sảy thai tự nhiên nếu kiểm soát không tốt glucose máu ở 3 tháng đầu cũng sẽ tăng lên. Nếu lâu dài bệnh không được kiểm soát thậm chí có thể chuyển sang tiểu đường type 2.

Bên cạnh đó, tình trạng hạ đường huyết dễ xảy ra ở mẹ bầu ngay từ những tháng thai nghén đầu tiên do tình trạng thai nghén với các hiện tượng như: ăn uống kém, bị nôn mửa, nhất là đối với những người đang điều trị bằng insulin thì tình hình còn tệ hơn.

Ngoài ra, tình trạng toan hóa cũng dễ xảy ra vào những tháng giữa và những tháng cuối kỳ thai nghén. Khi vượt cạn, do ăn uống kém mà các cơ tử cung và cơ bắp của cơ thể lại vận động nhiều, tiêu tốn mất nhiều năng lượng nên nguy cơ hạ đường huyết ở mẹ bầu rất cao. Khi đó mẹ bầu có thể phải ngừng hẳn việc điều trị bằng insulin và có khi còn phải truyền thêm dung dịch có đường cho sản phụ để tình trạng tốt hơn.

Những ảnh hưởng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ đều có ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và con.

Đầu tiên là đối với sản phụ, nếu mẹ bị tiểu đường kèm theo thai nghén sẽ dễ bị nhiễm độc thai nghén, mẹ bầu cũng sẽ dễ bị nhiễm trùng nặng, và có tỷ lệ sinh phải can thiệp nhiều hơn khi phải mổ sinh hay chịu các thủ thuật do sinh khó. Bởi vậy mà sau khi sinh thì tình trạng tiểu đường có thể trầm trọng hơn. Còn đối với những người trước đó không bị tiểu đường, nhưng bị tiểu đường do thai nghén, thì có từ 5-20% sau khi sinh vẫn tiếp tục bị bệnh này.

Còn đối với thai nhi, thai nhi của các bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có tỷ lệ tử vong chu sinh cao. Nếu không bị tử vong thì thai nhi có thể bị dị tật hoặc khi sinh ra cũng dễ bị tiểu đường. Tâm thần kinh của những trẻ này cũng thường chậm phát triển.

vicare.vn-vi-sao-me-bau-de-mac-benh-tieu-duong-thai-ky-body-2

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ phải lưu ý điều gì?

- Với các bà bầu bị tiểu đường thai kỳ thì cần thực hiện chế độ ăn uống theo sự hướng dẫn của các bác sỹ chuyên khoa. Đồng thời trong suốt thai kỳ cần được theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết và điều chỉnh liều thuốc cho hợp lý.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần thực hiện các xét nghiệm khác để đánh giá sức khoẻ của thai nhi, và phải tiến hành siêu âm máu để theo dõi những thay đổi hệ thống mạch máu có thể làm tổn hại đến thai nhi. Có thể nói, những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần được theo dõi và chăm sóc chu đáo ở cả hai phía: gồm các thầy thuốc sản khoa và các thầy thuốc chuyên khoa nội tiết điều trị bệnh tiểu đường.

- Dùng thuốc Insulin: Insulin là loại thuốc được dùng để điều trị tiểu đường trong thai kỳ cho các mẹ bầu vì thuốc an toàn do không qua nhau thai được.

- Có chế độ ăn uống hợp lý: Theo các bác sĩ, nhu cầu năng lượng của người mẹ được cung cấp phải tùy thuộc vào các yếu tố như trọng lượng trước khi có thai cũng như tình trạng tăng cân kể từ lúc mang thai và sự đánh giá nhu cầu năng lượng trước đó.

- Tập luyện thể dục đều đặn: Với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì việc tập luyện phải hết sức thận trọng. Khi đang tập luyện nếu như mẹ cảm thấy mệt mỏi thì phải ngừng tập và cần được nghỉ ngơi hợp lý. Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào mẹ bầu cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn hình thức và thời lượng tập luyện thích hợp nhất.

Như vậy, nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ là do thai nghén và vài yếu tố khác. Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm cả đối với người bình thường và bà bầu. Bởi vậy nên mẹ bầu nên đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý cũng như có các biện pháp phòng tránh bệnh này.

Xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường ở đâu?

Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, các mẹ nên thực hiện xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường để kịp thời nắm bắt tình trạng sức khỏe, giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người đang nghi ngờ mình có khả năng bị đái tháo đường, bởi: HoiBenh Home là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, HoiBenh Home cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Hiện HoiBenh Home cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. Các gói này đều bao gồm 2 xét nghiệm nhỏ: Tổng phân tích nước tiểu Xét nghiệm Glucose trong máu giúp theo dõi lượng đường trong cơ thể mẹ. Ngoài ra sẽ có thêm các xét nghiệm khác giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.

Giá gói xét nghiệm:

  • Sàng lọc thai kỳ từ tuần 11-13: 721,000 đồng.
  • Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22: 720,000 đồng.
  • Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36: 505,000 đồng.

vicare.vn-vi-sao-me-bau-de-mac-benh-tieu-duong-thai-ky-body-3

Cách tính tổng giá xét nghiệm:

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline: (04) 73049779 / 0984.999.501 hoặc điền form tư vấn dưới bài viết để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Tiểu đường thai kỳ có được ăn nhiều tinh bột không?
  • Tiểu đường thai kỳ có điều trị được không?