Vết mổ đẻ bao lâu thì hết đau?
Hiện nay, phương pháp mổ lấy em bé trở nên phổ biến hơn trong xã hội. Tuy nhiên nhiều người băn khoăn không biết vết mổ đẻ bao lâu thì hết đau? Bài viết này HoiBenh xin chia sẻ những thông tin để giải đáp thắc mắc trên cho độc giả.
Vết mổ đẻ bao lâu thì hết đau?
Hiện nay, phương pháp mổ lấy em bé trở nên phổ biến hơn trong xã hội. Tuy nhiên nhiều người băn khoăn không biết vết mổ đẻ bao lâu thì hết đau? Bài viết này HoiBenh xin chia sẻ những thông tin để giải đáp thắc mắc trên cho độc giả.
Vết mổ đẻ bao lâu thì hết đau?
Thời gian hồi phục vết mổ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như vết mổ, cơ địa mỗi người và cách chăm sóc sức khỏe sau sinh. Trung bình, sau khoảng 7 ngày vết thương mổ đẻ khô dần, gồ lên thành một đường theo vết khâu. Sau 2 đến 3 tuần, vết mổ tạo thành sẹo, khi chạm vào hoặc xoay người sẽ vẫn còn đau. Và mất khoảng 3 tháng vết mổ đẻ mới được coi là lành hẳn, lúc này sẽ không còn đau và ngứa ở vết thương, người phụ nữ cũng không cần lo việc bục vết thương nữa.
Đối với một số trường hợp, cảm giác đau ở vết mổ có thể kéo dài tận 6 tháng, thậm chí là 1,5 năm.
Mổ đẻ giúp bác sĩ lấy em bé qua đường bụng nhờ đường rạch qua 3 lớp: da, cơ (thịt, mỡ) và thành tử cung. Như vậy, phần da bên ngoài lành đầu tiên, đến phần cơ và đến thành tử cung. Thành tử cung phải mất từ 2 đến 3 năm mới lành hẳn. Đó là lý do mà bác sĩ khuyên người mẹ nên để vài năm mới được mang thai tiếp.
Bên cạnh đó, những người có cơ địa tốt hay chăm sóc vết mổ cẩn thận sẽ giảm thời gian hồi phục, vết thương nhanh lành hơn.
Cách chăm sóc vết mổ sau sinh
6 Tiếng sau khi sinh mổ
- Nằm nghiêng, không dùng gối
Nằm nghiêng là tư thế phù hợp nhất với những mẹ sinh mổ. Tuy nhiên, trong vòng 6 giờ đầu sau mổ, chị em đừng nên dùng gối đầu. Lúc này tác dụng của thuốc mê không còn nữa, vết mổ bắt đầu đau. Nếu nằm ngửa, sẽ cảm thấy đau đớn hơn tử cung co thắt. Vì vậy sau khi về đến phòng hậu phẫu, chị em nên nằm nghiêng đầu sang một bên, thẳng người và không dùng gối để tránh đau đầu.
Ngoài ra nằm nghiêng đầu sang một bên cũng có tác dụng để tránh nôn. Các y bác sỹ sẽ giúp các mẹ cố định túi thông tiểu ở vị trí thích hợp và lót giấy vệ sinh dưới mông, định kỳ thăm khám tử cung để xem xét sự co tử cung và tình trạng xuất huyết âm đạo.
- Không nên ăn
Không nên ăn trong vòng 6 tiếng sau khi mổ. Nguyên nhân là do sau khi mổ ruột bị kích thích nên chức năng của đường ruột bị hạn chế, trong khoang ruột có nhiều khí tích tụ, vì thế sau khi mổ thường có cảm giác đầy bụng. Để giảm bớt khí trong ruột, tạm thời chưa nên ăn uống gì để khi ruột đã dần dần khôi phục chức năng mới nên ăn uống.
- Nghỉ ngơi, cho con bú sớm
Sau khi phẫu thuật, chị em nên nghỉ ngơi, nhưng không nên ngủ nhiều vì nước ối sẽ bị tích tụ ở tử cung. Mẹ cần khởi động chân tay nhẹ nhàng để lấy lại cảm giác. Ngồi dậy nhẹ nhàng để tăng cường sự hoạt động của ruột, dạ dày, điều tiết khí sớm, tránh trường hợp bị dính ruột, tắc mạch máu. Nên cho con bú sữa sớm, không nên để sữa chảy, vú căng.
24 giờ sau sinh, sản phụ nên vận động, đi bộ nhẹ nhàng để ngăn ngừa máu đông, tăng quá trình lưu thông máu ra khắp cơ thể, giảm táo bón,... Bên cạnh đó, bác sĩ và điều dưỡng sản phụ sẽ chăm sóc, vệ sinh vết mổ, cho các thuốc giảm đau, kháng sinh tránh những biến chứng, nhiễm trùng có thể xảy ra.
Vài ngày sau khi mổ
- Nằm nghiêng, dùng gối kê sau lưng
Lúc này có thể nằm thẳng và dùng gối, tuy nhiên vẫn nên nằm nghiêng đầu sang một bên, có thể có gối kê sau lưng (tốt hơn nữa khi kết hợp túi muối nóng) hoặc dùng chăn để đệm ở sau lưng làm sao cho thân người tạo với giường một góc 20-30 độ, mục đích của việc làm này là giảm va chạm đến vết mổ và giảm đau khi dịch chuyển cơ thể, giúp chị em cảm thấy dễ chịu hơn.
- Ăn đồ mềm, lỏng
Sau khi sinh mổ, sự hoạt động của ruột giảm, dạ dày bị ức chế, do đó, sau khi phẫu thuật mà ăn nhiều sẽ tiêu hóa khó khăn, tích tụ lâu dễ dẫn tới táo bón và tăng thêm khí trong ruột khiến bụng bị đầy hơi, không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe.
- Kịp thời đi vệ sinh
Sau khi mổ do bị đau nên bụng không thể dùng sức, việc đi tiểu tiện đại tiện không thể được bài tiết kịp thời dễ gây sỏi thận hoặc táo bón. Lúc này cần theo thói quen thông thường, tạo thành thói quen đi tiểu tiện, đại tiện kịp thời
- Tập vận động nhẹ nhàng
Sau 1 ngày, các mẹ nên tập cử động chân tay rồi ngồi dậy, xuống giường tập đi. Sự vận động này còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp vết thương mau lành, tăng cường nhu động ruột, giúp nhanh thoát khí, tránh nguy cơ dính ruột và tắc mạch máu
- Chăm sóc vết mổ cẩn thận
Không tự ý bôi thuốc gì lên đó, không thảo bỏ hết găng gạc nhưng cũng đừng băng quá chặt vết mổ, vì tất cả những điều này đều có thể gây viêm nhiễm hoặc làm tăng tổn thương. Chị em cũng phải giữ gìn tối đa để tránh bị cảm mạo, cảm cúm, vì khi đó sức đề kháng sẽ giảm và nguy cơ viêm nhiễm sẽ tăng lên.
Khi mổ đẻ bước sang tuần thứ 2, nếu người mẹ được khâu vết mổ bằng chỉ không tiêu thì bác sĩ sẽ kiểm tra và cắt chỉ, nếu sử dụng chỉ tự tiêu thì không cần cắt chỉ. Thời gian này nên lau người bằng nước ấm hoặc tắm nhanh, không ngâm cơ thể trong bồn tắm khiến vết mổ bị ướt và dễ bị nhiễm trùng hơn. Sau khi tắm rửa, cần dùng bông sạch thấm khô ở vết thương, không cần băng kín, giữ vết mổ khô sạch, thoáng. Có thể vệ sinh thấm vết mổ bằng dung dịch betadin hoặc povidine 10% sẽ nhanh liền sẹo hơn.
1 tháng sau khi mổ
- Kiêng "chuyện ấy"
chị em nên kiêng sinh hoạt tình dục trong 4-5 tuần cho tử cung phục hồi. Nên tránh xúc động mạnh, ảnh hưởng đến tinh thần vì các stress có thể gây nguy hại cho sức khỏe và gây thiếu sữa.
- Không ăn no, ăn tanh
Sau khi mổ đẻ, ruột bị kích thích, dạ dày bị ức chế, sự hoạt động của ruột giảm. Do đó, việc ăn nhiều sẽ khiến tiêu hóa khó khăn, tích tụ lâu, dẫn tới táo bón và tăng thêm khi trong ruột, khiến bạn bị đầy hơi, không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe.
Mẹ nên tránh những món ăn có tính hàn như cua, rau đay. Không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh như cá, ốc bởi chúng sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ, khiến vết thương lâu không lành.
2 tháng sau khi mổ
- Không nên vác nặng
Không nên mang vác vật nặng hơn trọng lượng của em bé. Lúc này sản phụ có thể lên xuống cầu thang, tuy nhiên chỉ nên lên xuống 1 tầng là đủ, và lúc mới đầu nên tập nhẹ nhàng với lượng vận động ít.
- Rèn luyện cơ thể
Có thể bắt đầu luyện tập cơ chậu, đây là bài tập rất đơn giản mà hiệu quả lại cao: sản phụ thử tập co cơ âm đạo, đếm đến 10 rồi thả lỏng và tiếp tục lặp lại.
- Tránh vận động mạnh
Trong vòng 2 tháng, người sinh mổ nên tránh vận động mạnh để không ảnh hưởng đến vết thương, bởi sau sinh, các khớp giãn, cơ còn yếu, nhất là cơ vùng bụng vốn bị giãn rất nhiều. Hãy để người nhà giúp đỡ các việc gia đình, đừng cố tự làm nếu muốn nhanh bình phục.
Về chế độ dinh dưỡng
Cung cấp các loại vitamin A, B, C như cam, quýt, bưởi, cà rốt,... kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, đảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Bổ sung vitamin K và các yếu tố vi lượng từ trứng, sữa,... như canxi, kẽm, sắt, đồng giúp cầm máu, tạo máu và làm lành vết thương.
Protein để tạo tế bào mới, hình thành da non và làm liền vết mổ. Mỗi ngày nên cung cấp cho cơ thể khoảng 200g thức ăn có chứa protein trong thịt, cá, trứng, sữa, đậu,...
Hạn chế ăn các thức ăn có thể gây dị ứng, sẹo lồi như: rau muống, thịt gà, thịt bò, xôi nếp, hải sản, rau má,...
Không sử dụng các chất kích thích như hành, tỏi, ớt, cà phê, bia, rượu,...
Nếu sản phụ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, gan thận thì cần có chế độ ăn hợp lý do bác sĩ chuyên khoa đưa ra thực đơn.
Một vài lưu ý sau khi mổ đẻ
Tránh mang vác những đồ nặng trong vài tuần sau khi sinh.
Vết mổ trong thời gian lành sẽ gây ngứa nhưng người mẹ không nên gãi bởi sẽ làm vết thương lâu lành và gây sẹo.
Không được tự ý bôi thuốc lên vết mổ.
Nên đi lại nhẹ nhàng để sản dịch dễ dàng đào thải.
Không nên kiêng tắm gội bởi sẽ làm cơ thể không sạch sẽ, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
Có thể dùng nịt bụng sau sinh từ 4 tuần trở đi.
Trên đây là những thông tin về vết mổ đẻ bao lâu thì hết đau. Nếu bạn còn những băn khoăn về các vấn đề liên quan hãy liên hệ HoiBenh để được giải đáp nhanh nhất.
Xem thêm:
- Vết mổ đẻ bao lâu thì hết sản dịch?
- Chăm sóc vết mổ đẻ như thế nào?