Uống thuốc kháng sinh quá liều có sao không?
Bác sĩ thường khuyên người bệnh “phải uống thuốc đúng liều, đủ thời gian”. Uống thuốc kháng sinh quá liều là uống vượt quá số lượng trong toa thuốc mà bác sĩ đã kê. Vậy uống thuốc kháng sinh quá liều có sao không? Cùng HoiBenh tìm hiểu và giải đáp thắc mắc trên đến bạn đọc.
Uống thuốc kháng sinh quá liều có sao không?
Bác sĩ thường khuyên người bệnh “phải uống thuốc đúng liều, đủ thời gian”. Uống thuốc kháng sinh quá liều là uống vượt quá số lượng trong toa thuốc mà bác sĩ đã kê. Vậy uống thuốc kháng sinh quá liều có sao không? Cùng HoiBenh tìm hiểu và giải đáp thắc mắc trên đến bạn đọc.
Uống thuốc kháng sinh quá liều có sao không?
Uống thuốc kháng sinh quá liều là uống vượt quá số lượng trong toa thuốc mà bác sĩ đã kê. Nhiều người cho rằng uống nhiều kháng sinh để nhanh khỏi bệnh hơn tuy nhiên dù vô tình hay cố tình uống quá liều thì thuốc vẫn để lại những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi người.
Nếu uống thuốc kháng sinh quá liều, vi khuẩn sẽ trở nên kháng thuốc, chuyển hóa thành dạng mạnh hơn gấp nhiều lần, khiến bệnh trầm trọng hơn và làm vô hiệu hóa tác dụng của thuốc. Các vi khuẩn lành tính có thể bị tiêu diệt, gây mất cân bằng trong đường ruột và dẫn đến hiện tượng loạn khuẩn. Nhờ đó, những vi khuẩn có hại xâm nhập gây nên tình trạng tiêu chảy và nặng hơn là viêm đường ruột. Ngoài ra còn có một số tác dụng phụ khác như dị ứng (nổi mề đay, mẩn ngứa, phát ban), nhiễm độc các cơ quan trong cơ thể (gây độc cho gan, thận, tế bào máu, thần kinh thính giác,...). Nặng hơn có thể gây sốc phản vệ dẫn đến tử vong.
Chính vì vậy, bạn không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Hãy đảm bảo rằng, sử dụng thuốc kháng sinh đúng bệnh, đúng liều lượng và đúng giờ để thuốc phát huy tác dụng và không gây nguy hiểm đến tính mạng.
Cần làm gì khi uống thuốc quá liều?
Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Đức nếu uống thuốc quá liều không thái quá, tức lượng thuốc uống không nhiều cơ thể chuyển hóa tốt sẽ không có ảnh hưởng gì. Nhưng nếu sau khi uống thuốc bắt đầu thấy các rối loạn thì có thể người bệnh đã bị ngộ độc thuốc.
Người bệnh còn tỉnh phải được làm cho ói mửa. Khi gặp chứng tiêu chảy do kháng sinh, không nên cho người bệnh uống men tiêu hóa, thay vào đó có thể sử dụng dung dịch oresol hoặc viên hydrite. Dung dịch bù nước này không được uống sau khi để lâu quá 12 giờ. Trong chế độ ăn uống, cần duy trì đủ 4 nhóm thực phẩm đủ chất dinh dưỡng, chế biến thức ăn mềm và lỏng hơn bình thường.
Trường hợp nặng gây ngưng thở phải được hô hấp nhân tạo để duy trì đường thở, sau đó nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Để quá trình được dễ dàng hơn thì bác sĩ sẽ cần biết loại thuốc mà người bệnh đã sử dụng quá liều. Nên mang theo đơn thuốc, viên thuốc, bao bì thuốc cho bác sĩ điều trị nhanh chóng tìm ra loại thuốc giải độc.
Riêng đối với trẻ em, do cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh, chỉ cần thuốc quá liều có thể trở thành thuốc độc và khó khăn trong việc cấp cứu hơn so với người lớn. Do vậy, người bệnh cần thận trọng đừng bao giờ dùng thuốc kháng sinh quá liều. Kiểm tra thật kỹ liều dùng, nếu có những nghi ngờ hay băn khoăn phải hỏi bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ phân phối thuốc trước khi sử dụng.
Bên cạnh đó, cần lưu ý là thuốc kháng sinh chỉ có thể chống lại vi khuẩn và chữa các bệnh do vi khuẩn gây ra. Không chữa được các bệnh như cảm sốt, cảm cúm, chảy nước mũi, viêm phế quản, viêm xoang, viêm tai, ho, đau cổ họng,... nên khi bị bệnh không được tự ý mua thuốc kháng sinh để uống.
Thuốc kháng sinh có nhiều lợi ích trong chống các loại vi khuẩn, tuy nhiên sẽ rất nguy hiểm nếu như không sử dụng đúng liều lượng và phù hợp với từng người bệnh. Thận trọng với tất cả các loại thuốc để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.
Xem thêm:
- Uống thuốc kháng sinh trước ngày rụng trứng có ảnh hưởng không?
- Thai phụ bị viêm mũi dị ứng có được dùng thuốc kháng sinh không?