Triệu chứng viêm màng não ở trẻ nhỏ và cách thức điều trị

Viêm màng não ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ là một tình trạng bệnh lý đòi hỏi phải được xử lý kịp thời nếu không sẽ đe dọa đến tính mạng hoặc để lại nhiều di chứng như điếc, động kinh, yếu liệt tay chân, mù, chậm phát triển tâm thần vận động,... Do đó nhận biết sớm những triệu chứng viêm màng não ở trẻ nhỏ và cách thức điều trị là vô cùng quan trọng.

Triệu chứng viêm màng não ở trẻ nhỏ và cách thức điều trị Triệu chứng viêm màng não ở trẻ nhỏ và cách thức điều trị

1. Nguyên nhân bị viêm màng não ở trẻ

- Do trẻ tiếp xúc trực tiếp với nước bọt và vi khuẩn khi mà người lớn hôn hoặc đứng gần ho hay hắt hơi.

- Do trao đổi bình sữa hoặc ngậm đồ chơi của trẻ đã bị viêm màng não

- Ô nhiễm ở trong không khí, môi trường chật chội và chung đụng cũng làm tăng sự lây lan của bệnh.

2. Triệu chứng viêm màng não ở trẻ nhỏ và cách thức điều trị

Ở những trẻ sơ sinh

- Bú kém đi

- Suy kiệt cơ thể

- Tăng kích thích về mọi mặt

- Cơn ngưng thở xuất hiện

- Quấy khóc và không yên tĩnh

- Sốt hoặc bị hạ thân nhiệt

- Vô cảm, thờ ơ với ngoại cảnh

- Bị co giật

- Bị vàng da

- Thóp bị phồng

- Da trẻ xanh tái

- Có biểu hiện sốc

- Giảm trọng lực cơ

- Khóc thét lên

- Bị hạ đường huyết

- Nhiễm toan và chuyển hóa khó điều trị

vicare.vn-trieu-chung-viem-mang-nao-o-tre-nho-va-cach-thuc-dieu-tri-body-1

Ở những trẻ lớn hơn

- Bị sốt

- Dấu nhiễm trùng và nhiễm độc

- Cứng cổ

- Có tư thế ưỡn người

- Thóp phồng (nếu thóp chưa được đóng kín)

- Bị co giật

- Sợ các ánh sáng

- Bị nhức đầu

- Suy giảm về ý thức

- Tăng kích thích về mọi mặt

- Mệt mỏi hay suy nhược

- Có triệu trứng chán ăn

- Buồn nôn và hay nôn vọt

- Thường hôn mê

Biểu hiện của viêm màng não hay bắt đầu với những biểu hiện sốt, chán ăn, bú kém và rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc nôn, ho hay chảy nước mũi... nên rất dễ nhầm lẫn với viêm nhiễm đường hô hấp thông thường và sốt virut,... Do đó bạn cần phải cặp nhiệt độ cho trẻ thường xuyên. Nếu như trẻ sốt cao trên 38,5oC cần phải lau mát và cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ dẫn liều lượng và cân nặng của bác sĩ. Nên theo dõi sát tình trạng bệnh của trẻ. Chú ý những triệu trứng viêm màng não nói trên cụ thể:

Co giật

Có thể bị co ở tay, chân, mắt, miệng hay toàn thân. Một số trẻ co giật đơn thuần do bị sốt cao hoặc có một số trẻ do bị rối loạn điện giải, nhưng cũng cần phải theo dõi xem trẻ có bị mắc viêm màng não không.

Rối loạn ý thức

Lúc đầu trẻ ở trong tình trạng dễ bị kích động, nhưng sau đó có thể ngủ li bì, lờ đờ và hôn mê.

Sốt

Một trong những triệu chứng của viêm màng não ở trẻ sơ sinh là sốt. Trẻ có thể chỉ bị sốt nhẹ hay sốt cao đáng báo động. Trong nhiều trường hợp trẻ còn có các nguy cơ bị co giật và đổ mồ hôi do sốt.Tuy nhiên cha mẹ tuyệt đối không được tự ý cho trẻ sử dụng các loại thuốc hạ sốt mà chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.

vicare.vn-trieu-chung-viem-mang-nao-o-tre-nho-va-cach-thuc-dieu-tri-body-2

Nôn

Vào giai đoạn đầu của bệnh, trẻ sơ sinh mắc viêm màng não có thể gặp phải những triệu chứng về hô hấp và đường tiêu hóa. Cụ thể viêm màng não có thể làm cho trẻ sơ sinh bị nôn.

Lơ mơ

Tình trạng viêm màng não và sốt cao cũng có thể làm cho trẻ rơi vào các trạng thái lơ mơ. Trẻ sẽ ngủ nhiều hơn bình thường và rất khó có thể đánh thức. Bệnh cũng khiến cho trẻ trông có vẻ bơ phờ và kém lanh lợi.

Cổ cứng, thóp phồng

Khi bị mắc viêm màng não, trẻ sơ sinh có thể gặp khó khăn đối với việc di chuyển đầu, trẻ không thể quay đầu mặc dù có tiếng ồn thu hút, để tránh bị đau. Trẻ sơ sinh vẫn chưa thể kiểm soát được cơ bắp ở cổ nhưng trẻ sẽ khóc khi đầu và cổ bị di chuyển. Bên cạnh đó, một triệu chứng khác của viêm màng não ở trẻ sơ sinh là bị thóp phồng.

Thay đổi thói quen

Trẻ viêm màng não thường hay chán ăn. Điều này có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt nếu như hiện tại trẻ đang bị sốt. Nên cho trẻ uống nhiều nước để có thể giữ độ ẩm. Nên tới bệnh viện ngay nếu như trẻ đi tiểu ít hơn so với bình thường. Tiểu ít có thể là một dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị mất nước. Ngoài ra khi trẻ bị viêm màng não, trẻ sẽ hay cáu gắt, việc vận động cơ thể sẽ khiến trẻ cảm thấy đau và trẻ có vẻ không muốn được bế.

Những triệu chứng khác

Một số trẻ bị viêm màng não có thể bị co giật. Bất kỳ dấu hiệu nào của chảy máu cũng là một tình trạng cần cấp cứu ngay. Một số trẻ cũng có thể bị nhiễm trùng tai hay nghẹt mũi tại cùng một thời điểm hoặc ngay trước khi những triệu chứng khác của bệnh viêm màng não xuất hiện. Ngoài ra trẻ cũng hay nhạy cảm hơn với ánh sáng.

3. Điều trị viêm màng não

Điều trị viêm màng não cần phải tiến hành sớm, theo dõi chặt chẽ để có thể thay đổi điều trị thích hợp và xử trí nhanh chóng các biến chứng của bênh. Điều trị bệnh gồm có hai phần chính: điều trị đặc hiệu và điều trị nâng đỡ

- Điều trị đặc hiệu là cách điều trị bằng kháng sinh nhằm tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Điều trị này thường được tiến hành ngay sau khi chọc dịch não tủy nếu có nghi ngờ viêm màng não. Đôi khi tình trạng của trẻ chưa cho phép chọc dịch não tủy thì việc điều trị bằng kháng sinh vẫn có thể tiến hành bình thường. Kháng sinh ban đầu nếu chưa có xét nghiệm kháng sinh đồ thường được chọn dựa theo tần suất gây bệnh của các loại vi khuẩn và khả năng thấm qua hàng rào mạch máu – não, ít gây các tác dụng dụng phụ. Kháng sinh ban đầu cho trẻ lớn thường được chọn là một cephalosporin thế hệ thứ ba như Cefotaxime (Claforan) với một liều từ 200–300 mg/Kg/ngày tiêm vào tĩnh mạch và chia 3 đến 4 lần, hoặc một ceftriaxon (như Rocephine, Megion) liều từ 100–150 mg/Kg/ngày tiêm vào tĩnh mạch và chia hai lần. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu không bao giờ được dùng cephalosporin thế hệ thứ ba đơn độc mà lại thường kết hợp thêm ampicillin hoặc gentamycin. Sau khi có kết quả kháng sinh đồ thì sẽ điều trị theo kháng sinh đồ. Điều trị thường được kéo dài từ 10 ngày đến 3 tuần tùy theo loại vi khuẩn gây bệnh.

- Điều trị nâng đỡ còn được gọi là điều trị hỗ trợ, cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thành công của điều trị. Điều trị này bao gồm phải bảo đảm thông khí và cung cấp đủ ô xy cũng như thải ra khí carbonic, hạ sốt, chống phù não, cân bằng nước-điện giải, kiểm soát co giật, phát hiện hội chứng tăng tiết ADH bất thường, chống vảy mục, đảm bảo dinh dưỡng, vật lý trị liệu...

vicare.vn-trieu-chung-viem-mang-nao-o-tre-nho-va-cach-thuc-dieu-tri-body-3

4. Các biện pháp phòng ngừa

Biện pháp phòng ngừa bệnh tốt nhất là tiêm chủng vacxin và ngừa Hib cho trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi nhằm chống lại bệnh viêm màng não mủ do Hib và các nhiễm trùng nặng do Hib khác. Vacxin phòng bệnh do Hib cũng có thể được tiêm cùng lúc với các loại vacxin khác như bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt.

Bạn nên bắt đầu cho trẻ tiêm phòng bệnh Hib 3 mũi: Lúc 2 tháng, 3 tháng và 4 tháng. Sau đó nhắc lại mũi thứ tư khi trẻ 18-24 tháng. Tuy nhiên, nếu ở trong thời gian trên mà trẻ chưa được chủng ngừa Hib, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa Nhi và các trung tâm y tế dự phòng để được tư vấn do thời gian chủng ngừa và số mũi tiêm cũng có thể thay đổi. Đã có tới hàng triệu liều vacxin ngừa Hib được sử dụng trên toàn cầu mà không có các tác dụng phụ trầm trọng nào xảy ra. Một vài trẻ bị sưng đỏ ở nơi tiêm vacxin nhưng thường đã giảm sau một hoặc 2 ngày. Sốt có thể gặp nhưng thường rất nhẹ và hiếm khi bị sốt cao.

Sau khi tham khảo thông tin triệu chứng viêm màng não ở trẻ nhỏ và cách thức điều trị, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm của trẻ rồi đúng không. Hãy có cách chăm sóc cho trẻ phù hợp nhất giúp trẻ luôn khỏe mạnh và phát triển bình thường toàn diện.

Xem thêm:

  • Hiểm họa khôn lường từ bệnh viêm màng não mô cầu
  • Viêm não Nhật bản ở trẻ em có chữa khỏi được không?