Trẻ bị sốt siêu vi uống thuốc gì nhanh khỏi?

Sốt siêu vi là thuật ngữ chung chỉ về các trường hợp nhiễm phải siêu vi trùng và vi rút gây sốt. Sốt siêu vi cũng có thể là sốt xuất huyết, cũng có thể là viêm hô hấp hay 1 số bệnh do siêu vi trùng khác. Phần lớn trẻ em (hoặc cả người lớn) sốt siêu vi đều không quá nguy hiểm và có thể tự hết trong vòng 5 - 7 ngày nếu được chăm sóc tốt.

Trẻ bị sốt siêu vi uống thuốc gì nhanh khỏi? Trẻ bị sốt siêu vi uống thuốc gì nhanh khỏi?

Nhận biết các dấu hiệu khi trẻ bị sốt siêu vi

Sốt siêu vi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân tuy nhiên đa số liên quan đến các loại virus đường hô hấp như Virus Rhino, Virus Corona gây hội chứng cảm lạnh và đôi khi biến chứng thành viêm tai, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, viêm thanh quản, viêm họng, viêm khí phế quản...

Một số dấu hiệu giúp nhận biết các dấu hiệu khi trẻ bị sốt siêu vi là:

- Rối loạn tiêu hóa: nếu nguyên nhân gây sốt do virus đường tiêu hóa thì tình trạng rối loạn tiêu hoa sẽ sớm xảy ra, đặc điểm là đại tiện lỏng, tiêu chảy...

- Viêm hạch: Đặc biệt là các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn - hoặc sờ thấy.

- Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virus, nhiệt độ sốt bình thường từ 38 – 39 độ C, thậm chí 40 – 41 độ C. Trẻ hay đau mình mẩy, trẻ lớn thì đau cơ bắp, quấy khóc, đau đầu...

- Viêm kết mạc mắt: Thường có các biểu hiện như đỏ mắt bất thường đi kèm nhiều dử mắt, hay chảy nước mắt.

- Nôn: Trẻ có thể bị nôn sau khi ăn.

- Viêm đường hô hấp: biểu hiện như ho, hắt hơi, chảy nước mũi...

- Phát ban: Đây là hiện tượng thường thấy nhất và thường xuất hiện từ 2 - 3 ngày sau khi trẻ bị sốt siêu vi. Điều thú vị là khi các vết ban xuất hiện thì trẻ lại đỡ sốt.

vicare.vn-tre-bi-sot-sieu-vi-uong-thuoc-gi-nhanh-khoi-body-1

Trẻ bị sốt siêu vi uống thuốc gì?

Trẻ bị sốt siêu vi uống thuốc gì là hiệu quả nhất? Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu bị sốt siêu vi các bạn có thể dùng một số loại thuốc đặc trị các triệu chứng bệnh cụ thể như sau:

Thuốc chống co giật

Khi trẻ bị sốt trên 38,5 độ C thì bạn cần sử dụng thuốc chống co giật. Tuy nhiên bạn không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc mà cần phải sử dụng theo sự chỉ định của bác sĩ, nhất là đối với những trẻ đã có tiền sử bị co giật khi sốt.

Một số loại thuốc chống co giật điển hình như:

- Phenobarbital (gardenal): là thuốc chống co giật, an thần và gây ngủ thuộc nhóm barbiturate.

- Valproate de sodium (depakine): là một loại thuốc chống động kinh, có tác dụng chủ yếu trên hệ thống thần kinh trung ương.

Thuốc hạ sốt

Bạn có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt paracetamol với liều lượng 10 mg/kg/mỗi lần và dùng cách nhau khoảng từ 4-6 giờ tùy theo tình trạng sốt của trẻ. Ngoài ra bạn cũng nên chườm mát cho trẻ bằng một chiếc khăn ướt hoặc lau người cho bé bằng nước ấm để hạ sốt. Lúc này bạn cũng nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, mỏng và để trẻ nằm ở những nơi thoáng mát. Thuốc hạ sốt có chứa Paracetamol điển hình như:

- Babyplex: dạng thuốc cốm, cho thuốc vào nước ấm hoà tan, cho trẻ uống dần dần. Liều dùng 3 – 4 lần/ngày

- Panadol trẻ em: dạng thuốc viên, có màu hồng, có vị dâu. Dùng không quá 4 lần/ngày.

- Effe-paracetamol: dạng thuốc bột sủi, có chứa 200 mg Paracetamol.

- Efferalgan 80 mg: dạng thuốc bột sủi, chứa 80mg Paracetamol/gói. Thường được bác sĩ chỉ định cho trẻ em cân nặng 8 – 15 kg.

Ngoài ra còn Các loại thuốc hạ sốt có thành phần Aspirin, Các loại thuốc hạ sốt cho trẻ có thành phần Ibuprofene.

Bù nước và điện giải

Vì sốt sẽ gây mất nước và thiếu điện giải trong cơ thể nên bạn cần phải bù thêm nước bằng cách cho trẻ uống thêm nước cháo muối nấu loãng, hoặc dùng các thuốc như oresol để cần bằng điện giải khi sốt.

vicare.vn-tre-bi-sot-sieu-vi-uong-thuoc-gi-nhanh-khoi-body-2

Ngoài ra, khi trẻ bị sốt siêu vi, các bệnh hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, nên các biện pháp bạn cũng nên áp dụng là:

- Chườm mát: Chú ý đến cơ thể trẻ, khi trẻ toát mồ hôi thì lau bằng khăn mềm và mát, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng.

- Chống bội nhiễm: Để tránh sự xâm nhập của các virus và vi khuẩn khác khi cơ thể của trẻ đang yếu, gây ra hiện tượng bội nhiễm trong cơ thể. Bạn có thể sử dụng dung dịch như natriclorid 0,9% để nhỏ mắt, nhỏ mũi vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.

- Dinh dưỡng: Khi trẻ bị sốt bạn cần đảm bảo rằng cơ thể trẻ đã được cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng, Vitamin... Thức ăn dành cho trẻ lúc này là thức ăn ở lỏng và dễ tiêu như cháo, đồ ăn mềm, trái cây...

- Vệ sinh: Vì sốt siêu vi là một loại bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp và rất có thể sẽ gây thành dịch. Nên ngoài việc giữ vệ sinh môi trường sinh hoạt sạch sẽ và thoáng mát thì người chăm sóc trẻ cần phải đeo khẩu trang và giữ cơ thể mình sạch sẽ để tránh lây bệnh.

- Khi có các dấu hiệu sau thì cần đưa đến trạm y tế gấp: Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt là trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không có tác dụng, lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, tăng dần; buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.

- Sốt siêu vi là loại sốt dễ gây thành dịch nếu không được ngăn chặn kịp thời. Vì vậy, khi trẻ bị nhiễm bệnh, bạn cần cách ly trẻ và không nên cho đến trường.

Hi vọng với bài viết trên bạn đọc đã biết được khi trẻ bị sốt siêu vi uống thuốc gì thì hiệu quả. Bên cạnh đó cũng biết được cách chăm sóc trẻ khi trẻ bị sốt siêu vi như thế nào cho đúng.

Xem thêm:

  • Triệu chứng sốt siêu vi của người lớn và cách điều trị
  • Vì sao các mẹ luôn lo lắng với sốt siêu vi trẻ sơ sinh?