Trẻ bị chân vòng kiềng mẹ phải làm sao?

Trẻ bị chân vòng kiềng là một điều hoàn toàn không mong muốn của bất kì cha mẹ nào. Tuy nhiên, chân vòng kiềng được phát hiện từ bé không quá đáng sợ, do giai đoạn này xương của con đang phát triển và còn dễ uốn nắn.

Trẻ bị chân vòng kiềng mẹ phải làm sao? Trẻ bị chân vòng kiềng mẹ phải làm sao?

Trẻ bị chân vòng kiềng là một điều hoàn toàn không mong muốn của bất kì cha mẹ nào. Tuy nhiên, chân vòng kiềng được phát hiện từ bé không quá đáng sợ, do giai đoạn này xương của con đang phát triển và còn dễ uốn nắn.

Vì sao trẻ bị chân vòng kiềng?

Nguyên nhân đầu tiên và phổ biến nhất là do bé bị thiếu vitamin D. Vitamin D thúc đẩy cơ thể hấp thu phốt pho, canxi đảm bảo hệ xương phát triển bình thường. Nếu chế độ uống hàng ngày bị thiếu vitamin D trong thời gian dài thì việc hấp thu sử dụng canxi, phốt pho trong cơ thể làm cho sự phát triển của xương gặp trở ngại. Việc không được bú mẹ đầy đủ cũng dễ dẫn đến thiếu hụt vitamin D ở trẻ. Thiếu vitamin D dẫn đến xương mềm, gây ra bệnh còi xương. Và khi trẻ bắt đầu tập đứng hoặc tập đi, đôi chân phải chịu lực của cơ thể rất dễ dẫn đến trẻ bị chân vòng kiềng.

Cho trẻ đứng quá sớm hoặc thời gian học đi quá dài khi chân bé chưa rắn chắc cũng dễ khiến chân bị vòng kiềng. Thói quen nuôi dạy hay thói quen sinh hoạt một số các vùng gây hại cho chân trẻ như trẻ thường xuyên được địu trên lưng hay cho trẻ chơi các trò chơi cưỡi ngựa...Những thói quen này đều dễ làm cho trẻ bị chân vòng kiềng.

Phần lớn, các bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đều bị cong chân sinh lý do tư thế nằm ở trong bụng mẹ. Đến khi bé 1 tuổi, chân bé sẽ tự thẳng mà không cần sự tác động gì.
vicare.vn-tre-bi-chan-vong-kieng-me-phai-lam-sao-body-1

Trẻ bị chân vòng kiềng mẹ cần làm gì?

Nếu mẹ thấy những dấu hiệu trẻ bị chân vòng kiềng không cần quá lo lắng. Trước hết cần xác định trẻ bị vòng kiềng là do cong chân sinh lý hay là hiện tượng cong chân do bệnh lý, nguyên nhân thường do yếu tố bẩm sinh, thiếu dinh dưỡng, bệnh tật... Nếu là trường hợp thứ 2, tùy vào mức độ và độ tuổi của con mà mẹ quyết định có nên nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ hay không. Tuy nhiên, xương bé giai đoạn này vẫn còn mềm và dễ uốn nắn. Mẹ chỉ cần tuân thủ một số yếu tố cơ bản sau cũng có thể giúp quá trình phục hồi chân cho bé một cách hiệu quả:

  • Mẹ hãy cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 9 tháng đầu tiên

  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý trong bữa ăn hàng ngày. Canxi, vitamin nhóm D là khoáng chất chủ yếu quyết định quá trình hình thành và phát triển hệ xương khớp, nên bổ sung đầy đủ cho trẻ

  • Nếu thấy dấu hiệu trẻ bị chân vòng kiềng, tạm thời ngừng cho bé tập đi.
vicare.vn-tre-bi-chan-vong-kieng-me-phai-lam-sao-body-2

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, trẻ cũng cần tập một số bài tập sau:

Bài 1: Tập đi thẳng

Tập cho trẻ đi thẳng bằng cách cho bé đi ngược lại phía sau, hướng đi phải thẳng và gót chân chạm đất. Không để trẻ bước xiêu vẹo. Mỗi lần chỉ đi 8 bước, sau đó đi lại..

Bài tập 2: Rèn luyện bắp thịt ở trong chân

Mẹ tách hai chân trẻ rộng bằng vai, hơi khum vào bên trong. Mẹ cho bé tập đứng lên ngồi xuống khoảng 20 cái một lần, tập từ từ 2 đến 4 lần một ngày . Lưu ý mẹ không cho bé ngồi hẳn xuống.

Bài tập 3: Cho trẻ thường xuyên tắm nắng

Cho trẻ tắm nắng đứng thời điểm thường xuyên giúp trẻ hấp thu hàm lượng lớn vitamin D giúp hạn chế việc còi xương, giảm tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ.

Quan trọng nhất trong quá trình phục hồi chân bị vòng kiềng của trẻ là sự quan tâm và để ý của mẹ. Việc phát hiện trẻ bị chân vòng kiềng là càng sớm càng tốt. Khi hệ xương của mẹ vẫn còn mềm thì vẫn dễ uốn nắn nhất.