Trẻ bị chậm nói có phải là biểu hiện của tự kỷ và bại não?

Hiện nay số trẻ chậm nói ngày càng nhiều. Vấn đề này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, học tập của trẻ khi không được khám phát hiện, can thiệp kịp thời. Chậm nói là một trong những biểu hiện của tự kỷ và bại não. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp trẻ chậm nói đều bị tự kỷ, bại não.

Trẻ bị chậm nói có phải là biểu hiện của tự kỷ và bại não? Trẻ bị chậm nói có phải là biểu hiện của tự kỷ và bại não?

Hiện nay số trẻ chậm nói ngày càng nhiều. Vấn đề này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, học tập của trẻ khi không được khám phát hiện, can thiệp kịp thời. Chậm nói là một trong những biểu hiện của tự kỷ,và bại não. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp trẻ chậm nói đều bị tự kỷ, bại não.

Khi nào trẻ được coi là chậm nói?

Giai đoạn phát triển của mỗi trẻ là khác nhau, có những trẻ bập bẹ những từ đơn giản đầu tiên vào 12 tháng tuổi, có trẻ tháng thứ 24 mới bập bẹ. Thông thường trẻ bắt đầu học nói ở tháng thứ 18. Theo sự phát triển bình thường về ngôn ngữ và lời nói của trẻ thì trung bình từ 18 tháng tuổi trở lên, trẻ sẽ có thể nói được những từ đơn và vốn từ sẽ tăng dần khi được 2 tuổi. Nếu 2 tuổi mà trẻ vẫn chưa nói được thì được coi là chậm nói.

Các nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

Một trong số những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói là do bị tử kỷ, bại não

Tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa xuất hiện sớm từ những năm đầu đời của trẻ với 3 đặc trưng cơ bản là giảm tương tác xã hội, giảm giao tiếp ngôn ngữ (chậm nói) và có hành vi bất thường. Chậm nói là dấu hiệu điển hình của trẻ tự kỷ. Do đó chậm nói là vấn đề được can thiệp trước hết cho trẻ tự kỷ, cha mẹ cần theo sát con để phát hiện kịp thời những dấu hiệu chậm nói ở trẻ để can thiệp kịp thời.

Trẻ bại não có rối loạn ngôn ngữ bao gồm cả thất ngôn vận động (khó diễn đạt), thất ngôn tiếp nhận (khó hoặc không hiểu lời nói), chậm nói, khó phát âm.

Tuy nhiên không phải chỉ mắc bệnh tự kỷ, bại não mà trẻ mới chậm nói mà có rất nhiều nguyên nhân khác khiến trẻ chậm nói, có thể kể đến như:

Cho trẻ tiếp xúc với tivi, điện thoại quá sớm, cha mẹ không thường xuyên trò chuyện với con

vicare.vn-tre-bi-cham-noi-co-phai-la-bieu-hien-cua-tu-ky-va-bai-nao-body-1

Khi cho trẻ tiếp xúc nhiều với điện thoại, xem tivi trẻ sẽ thụ động nghe, không có tương tác hai chiều, ngược lại khi nói chuyện với mẹ thì trẻ vừa là người nghe, vừa là người nói và có thể bày tỏ ý kiến của mình.

Ngoài ra khi mới bắt đầu nói, vốn từ của trẻ chưa có nhiều, cơ quan phát âm cũng chưa hoạt động linh hoạt, khi trò chuyện với trẻ, phần lớn là cuộc đối thoại đơn lẻ từ phía người lớn. Tuy vậy cha mẹ cần nhẫn nại trò chuyện với trẻ thường xuyên, bởi dù trẻ nói ít nhưng thông qua lắng nghe người khác nói sẽ giúp trẻ tăng khả năng phản xạ và tăng vốn từ cho trẻ

Do trẻ hạn chế trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài

Khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài sẽ kích thích trẻ nảy sinh nhu cầu giao tiếp. Điều này sẽ giúp trẻ nhanh biết nói hơn. Do vậy khi trẻ ít tiếp xúc với môi trường ngoài sẽ hạn chế giao tiếp của trẻ, dẫn tới trẻ chậm nói.

Do trẻ sinh non

Trẻ sinh thiếu tháng có nguy cơ chậm nói cao hơn trẻ sinh đủ tháng. Đối với những trẻ sinh thiếu tháng thường sức khỏe không được tốt như những trẻ sinh đủ. Do vậy trong quá trình phát triển trẻ khó đạt được những mốc phát triển thông thường, mặc dù trẻ vẫn phát triển bình thường nhưng vẫn có thể xuất hiện dấu hiệu chậm nói.

Do một số bệnh lý

Một số bệnh lý về não và thần kinh như chấn thương sọ não, loạn dưỡng cơ có thể gây ảnh hưởng tới các vùng não đảm nhiệm khả năng nói và tiếp nhận ngôn ngữ của trẻ, dẫn đến trẻ chậm nói.

Ngoài ra khi gặp các vấn đề về thính lực trẻ cũng không nói được do không nghe được, không bắt chước và tiếp nhận được ngôn ngữ.

Do khiếm khuyết về cơ quan trong vòm miệng

Các bất thường như hở hàm ếch, biến dạng môi, dính thắng lưỡi cũng khiến trẻ khó khăn khi phát âm. Do vậy trong những trường hợp này cần cho trẻ đến gặp bác sĩ để thực hiện các tiểu phẫu.

Khi nào chậm nói là biểu hiện của bệnh tự kỷ, bại não?

vicare.vn-tre-bi-cham-noi-co-phai-la-bieu-hien-cua-tu-ky-va-bai-nao-body-2

Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển, xuất hiện ngay từ những năm đầu đời, thường là trước 3 tuổi. Trẻ mắc chứng tự kỷ không có giao tiếp, tương tác xã hội với những người khác. Do vậy trẻ hạn chế sự phát triển mọi mặt về tâm lý và xã hội. Ngoài chậm nói, trẻ tự kỷ còn có các biểu hiện khác như:

Trẻ tự kỷ có khó khăn trong giao tiếp với người khác: Trẻ không cười, không nhìn vào mắt người đối diện, không có tương tác với người chăm sóc. Trẻ ít hứng thú và ít hoạt động, trẻ không phát triển được hoạt động chơi mang tính sáng tạo. Ngoài ra trẻ còn có những hành vi dập khuôn, lặp đi lặp lại như giữ khư khư một đồ vật, chuyển đồ chơi từ tay này sang tay khác liên tục.

Trẻ tự kỷ còn khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh hoặc những công việc, diễn biến thường diễn ra hàng ngày, trẻ thường cứng nhắc trong tư duy. Tuy nhiên một số trẻ tự kỷ lại có nhiều tài năng trong các lĩnh vực âm nhạc, nghệ thuật...

Còn ở trẻ bại não, ngoài biểu hiện chậm nói trẻ còn có nhiều biểu hiện rất dễ nhận biết như sau:

  • Trẻ có những chuyển động tay và chân bất thường, trương lực cơ kém phát triển từ nhỏ, việc đi lại khó khăn, dáng đi bất thường, co thắt cơ, phối hợp các bộ phận cơ thể kém.
  • Ở bại não thể liệt cứng thường làm cho người bệnh bị cứng cơ, khó thực hiện được các hoạt động như bình thường, đặc biệt là ở chân, cánh tay và lưng.
  • Bại não thể múa vờn ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, do đó trẻ không thể giữ thăng bằng và khó phối hợp động tác, trương lực cơ thấp làm cho trẻ khó ngồi thẳng lưng và khó đi lại.
  • Đôi khi bại não còn gây khó khăn trong học tập, gặp vấn đề với thính giác hoặc thị giác hoặc tâm thần chậm phát triển.

Như vậy qua bài viết trên các bạn đã thấy được trẻ chậm nói là do rất nhiều nguyên nhân chứ không phải chỉ đơn thuần là do tự kỷ, bại não. Do đó khi trẻ có biểu hiện chậm nói, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, phát hiện nguyên nhân. Tùy theo mức độ chậm nói, độ tuổi, nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ có nhiều hình thức can thiệp khác nhau.

Xem thêm:

  • Trẻ tự kỷ và những ưu điểm mà cha mẹ cần biết
  • Cách nhận biết và dạy trẻ chậm nói
  • Trẻ 2 tuổi vẫn chưa biết đứng và nói liệu có phải chậm phát triển?