Top 10 nguyên nhân gây bệnh gout không thể bỏ qua

Bệnh gout (gút) là bệnh rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Vậy những nguyên nhân gây bệnh gout là gì? Mời đọc giả cùng HoiBenh đi tìm hiểu top 10 nguyên nhân gây bệnh gout không thể bỏ qua.

Top 10 nguyên nhân gây bệnh gout không thể bỏ qua Top 10 nguyên nhân gây bệnh gout không thể bỏ qua

Bệnh gout (gút) là bệnh rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Quá trình chuyển hóa bị rối loạn dẫn đến lượng axit uric trong máu tăng cao, hình thành các tinh thể urat lắng đọng ở các khớp và từ đó biểu hiện thành các triệu chứng kinh điển sưng nóng, đỏ đau tại khớp. Vậy những nguyên nhân gây bệnh gout là gì? Mời đọc giả cùng HoiBenh đi tìm hiểu top 10 nguyên nhân gây bệnh gout không thể bỏ qua.

1. Bệnh gout có nguyên nhân là do di truyền

Di truyền là yếu tố thuận lợi gây bệnh gout hàng đầu hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh gắn liền với yếu tố di truyền và cơ địa vì quá trình tổng hợp nội sinh tăng lên dẫn tới nồng độ axit uric trong máu tăng cao.

Theo thống kê, có khoảng 25% trường hợp mắc gout có người thân trong gia đình cũng bị bệnh này. Như thế, có thể là do di truyền hoặc liên quan tới rối loạn chuyển hóa các chất như đường, mỡ; cholesterol tăng, triglycerid tăng...

Tuy nhiên, để đưa ra một kết luận cụ thể thì các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để tìm tìm hiểu xem di truyền ở gen nào để tác động, điều chỉnh nhằm hạn chế căn bệnh này.

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa tại Anh thực hiện trên hơn 1000 bệnh nhân gout, một loại gen mới với ký hiệu SLC2A có đóng góp trong việc xuất hiện bệnh.

Các chuyên gia cho biết, loại gen này làm cho cơ thể khó đào thải axit uric ra khỏi máu nên làm tăng nguy cơ mắc gout. Người đứng đầu nghiên cứu - Giáo sư Alan Wright chia sẻ: “Gen SLC2A là một nhân tố then chốt trong việc vận chuyển axit uric qua các vùng khác nhau của thận”.

Mặt khác, từ nghiên cứu các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng: gen ABCG2 hoạt động sai là một trong những nguyên nhân dẫn đến nồng độ axit uric trong máu tăng cao, gây bệnh gout.

Từ kết quả của nghiên cứu trên, chúng ta càng khẳng định rằng: bệnh gout có liên quan tới yếu tố di truyền trong gen.

vicare.vn-top-10-nguyen-nhan-gay-benh-gout-khong-bo-qua-body-1

2. Thực hiện chế độ dinh dưỡng chưa khoa học

Kinh tế phát triển và đời sống cải thiện thì người ta có xu hướng sử dụng nhiều hơn các thực phẩm chứa nhiều chất đạm. Những loại thực phẩm giàu purin như tôm, cua, cá, thịt đỏ (thịt bò, thịt chó, thịt dê...), phủ tạng động vật, nấm, măng... có mặt thường xuyên trong mỗi bữa ăn hàng ngày.

Tuy nhiên, việc dung nạp quá nhiều những thực phẩm kể trên sẽ gây dư thừa đạm trong cơ thể, làm tăng hàm lượng axit uric trong máu, dần dần sẽ hình thành tinh thể muối urat bao quanh các khớp, gây ra những cơn gout cấp.

Bên cạnh các thực phẩm giàu purin thì một số thức ăn chế biến sẵn như gà rán, xúc xích, khoai tây chiên... có lượng dầu mỡ cao gấp đôi so với thực phẩm chế biến thông thường cũng là yếu tố gây bệnh gout.

Khi sử dụng những thực phẩm này, bạn sẽ dễ bị thừa cân, béo phì, từ đó có nguy cơ cao mắc các bệnh như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp... từ đó tạo điều kiện để bệnh gout phát triển.

Ngoài ra, những người ít ăn rau xanh và ăn mặn cũng dễ mắc gout. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi người nên nạp vào cơ thể 300g rau hàng ngày, bao gồm: rau cải bẹ xanh, bắp cải, dưa chuột, rau cần, bí đỏ, bí xanh...

Mỗi người có thể ăn sống, ép lấy nước hoặc nấu canh trong bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt, những người mắc gout nên tăng cường ăn rau cần, cải bẹ xanh.

Lưu ý: khi chế biến các loại rau kể trên cần hạn chế dùng muối bởi nguyên nhân bị gout là do việc ăn mặn làm giảm khả năng đào thải ra khỏi cơ thể các chất cặn bã (trong đó có axit uric) của thận.

3. Nguyên nhân bị gout vì uống nhiều rượu, bia

Theo các nhà khoa học, bia cũng là một nguồn cung cấp purin lớn, gây tăng nồng độ axit uric trong máu, dẫn tới bệnh gout.

Qua theo dõi ở hơn 47.000 nam giới trong vòng 12 năm, một nhóm chuyên gia đến từ Bệnh viện Massachusetts (Mỹ) cho thấy: những người uống 2 cốc bia mỗi ngày có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 2,5 lần người không uống.

Hơn nữa, khi uống bia, mọi người có xu hướng kết hợp với một số món ăn như thịt dê, tôm, cua... Đây là các thực phẩm chứa rất nhiều purin.

Chính sự kết hợp giữa các món ăn này và bia đã khiến cho nồng độ axit uric trong máu tăng cao, tạo điều kiện để tinh thể urat được hình thành và lắng đọng tại các khớp, gây cơn gout cấp khiến người bệnh đau dữ dội. Điều này lý giải tại sao những cơn gout cấp thường “ghé thăm” đấng mày râu sau cuộc nhậu.

Ngoài bia, rượu cũng là một loại đồ uống chứa cồn thường được dùng nhiều. Tuy không phải là nguồn cung cấp purin dồi dào nhưng rượu cũng là nguyên nhân làm suy giảm chức năng của gan, thận, dẫn tới mất cân bằng chuyển hóa axit uric và gây bệnh gout.

Nếu thường xuyên uống 1 – 2 ly rượu mỗi ngày thì nguy cơ bị cơn gout cấp cao hơn bình thường 138%. Uống 2 – 4 cốc bia thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ bị gout cấp khởi phát lên đến 75%.

4. Nam giới dễ mắc bệnh gout hơn phụ nữ

Theo thống kê cho thấy, có khoảng 5 – 10% số người có lượng axit uric trong máu tăng cao sẽ trở thành bệnh nhân gout ở những người trên 35 tuổi. Bệnh gout thường gặp ở nam giới hơn so với nữ giới, đặc biệt là các quý ông trong độ tuổi trung niên.

Nguyên nhân bệnh gout là do ở nam giới trong độ tuổi này, có những yếu tố thuận lợi gây bệnh gout như: thường xuyên uống rượu, bia; ăn thực phẩm giàu purin; mắc một số bệnh lý nguy cơ (béo phì, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu...); hút thuốc lá; ít vận động, căng thẳng thần kinh...

Ngoài ra, một nguyên nhân khiến cho đàn ông trung niên có khả năng mắc bệnh cao hơn nữ giới là do các gen bị biến đổi thường xảy ra ở nam nhiều hơn.

Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh cũng có nguy cơ mắc gout. Theo các chuyên gia, trong giai đoạn mãn kinh (trung bình từ 51 tuổi trở lên), cơ thể của người phụ nữ giảm sản xuất hormone estrogen.

Estrogen giúp thận tăng cường bài tiết axit uric ra khỏi cơ thể, do đó sau khi mãn kinh, lượng estrogen giảm dẫn đến nồng độ axit uric của người phụ nữ bắt đầu tăng lên, từ đó tạo điều kiện để bệnh gout phát triển.

Khoảng 60 tuổi, số lượng các trường hợp mắc bệnh gout ở phụ nữ và nam giới cân bằng nhau, sau 80 tuổi, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh gout nhiều hơn nam giới. Một nguyên nhân nữa khiến phụ nữ cũng có thể mắc bệnh gout là do nữ giới có thói quen uống nhiều nước ngọt.

vicare.vn-top-10-nguyen-nhan-gay-benh-gout-khong-bo-qua-body-2

5. Sinh hoạt không khoa học

Những người thường xuyên thức khuya, chế độ ăn uống không điều độ, đúng giờ cũng dễ bị rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, tạo điều kiện để bệnh gout phát triển.

Do đó bạn nên lên lịch sinh hoạt, học tập và làm việc cần hợp lý để tăng cường sức khỏe, hạn chế nguy cơ mắc gout.

6. Lười uống nước

Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe mỗi người: duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, trợ giúp thận trong quá trình đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, từ đó làm giảm nồng độ axit uric trong máu...

Việc uống ít nước trong cùng với đó là sử dụng quá nhiều rượu bia, nước ngọt có ga cũng là một trong số những nguyên nhân bệnh gout đỏ. Các chuyên gia khuyến khích mỗi người nên bổ sung đủ nước cho cơ thể, khoảng 2,5 – 3 lít/ngày.

Đặc biệt, uống nhiều nước chứa khoáng sẽ thúc đẩy quá trình đào thải axit uric ra ngoài cơ thể qua đường tiểu cao hơn 2 lần so với bình thường.

7. Ít vận động

Khi vận động, cơ thể chúng ta sẽ sản sinh ra những chất có khả năng chống lại những tế bào xấu phát triển trong cơ thể cũng như ức chế được sự phát triển của nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh gout.

Tuy nhiên, do công việc chiếm quá nhiều thời gian cộng thêm thói quen ăn uống tụ tập sau mỗi giờ làm việc nên nhiều người lười vận động, khiến cho cơ thể bị trì trệ cùng với đó là khả năng hoạt động của các cơ quan bị kém đi.

8. Bị gout do thừa cân, béo phì

vicare.vn-top-10-nguyen-nhan-gay-benh-gout-khong-bo-qua-body-3

Theo các nhà khoa học, những người béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh gout cao gấp 5 lần so với người bình thường. Thống kê cho thấy, có khoảng 50% số lượng bệnh nhân gout bị thừa cân, béo phì.

Nguyên nhân bị gout ở người béo phì là do khả năng đào thải axit uric bị giảm đi, trong khi đó khả năng tổng hợp axit uric lại tăng lên.

Chính điều này đã khiến cho nồng độ axit uric trong máu của những người bị béo phì tăng cao, dẫn tới bệnh gout. Hơn nữa, những người béo phì thường có xu hướng ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, giàu đạm... Đây cũng là điều kiện thuận lợi gây bệnh gout.

9. Mắc bệnh lý nguy cơ

Những người mắc một số bệnh lý như rối loạn lipid máu, tăng glucose máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp... cũng dễ bị tăng nồng độ axit uric trong máu, từ đó dẫn tới mắc bệnh gout.

Đồng thời, đây cũng là những bệnh lý thường đi kèm với gout. Tăng cholesterol gặp trong khoảng 20% người mắc gout còn tỷ lệ tăng triglyceride máu lên tới 40%.

Nếu không được kiểm soát trong giới hạn cho phép, các yếu tố sẽ này gây ảnh hưởng xấu tới bệnh và ngược lại, nếu các yếu tố này được điều chỉnh tốt sẽ giúp quá trình điều trị bệnh gout tiến triển nhanh hơn.

10. Dùng một số loại thuốc làm giảm thải axit uric

Việc sử dụng một số loại thuốc tây có thể ảnh hưởng tới chức năng của thận, giảm khả năng đào thải axit uric ra khỏi cơ thể và dễ gây bệnh gout.

Do đó, khi sử dụng các loại thuốc trên, bạn phải tuân thủ theo phác đồ và cần trao đổi với bác sĩ khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh gout để từ đó có hướng xử lý kịp thời.

Trên đây là top 10 nguyên nhân gây bệnh gout không thể bỏ qua và thường gặp hiện nay. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh gout, mỗi độc giả của HoiBenh cần kiểm soát chế độ ăn uống của mình sao cho hợp lý, vận động khoa học và loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Xem thêm:

  • 6 cách kiểm soát bệnh Gout hiệu quả
  • Bị bệnh gout nên ăn hoa quả gì?
  • 4 xét nghiệm cần thiết phát hiện bệnh gout