Tổng quan về bệnh Tim mạch vành
Bệnh tim mạch vành đã và đang là vấn đề sức khoẻ được quan tâm hàng đầu trên thế giới với tỷ lệ tử vong cao. Biến chứng của căn bệnh này vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong cho người bệnh. “Phòng bệnh hơn điều trị bệnh”, hãy cùng chuyên mục sống khỏe của vicare cập nhật những kiến thức cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng và giải ...
Tổng quan về bệnh Tim mạch vành
Bệnh tim mạch vành đã và đang là vấn đề sức khoẻ được quan tâm hàng đầu trên thế giới với tỷ lệ tử vong cao. Biến chứng của căn bệnh này vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong cho người bệnh. “Phòng bệnh hơn điều trị bệnh”, hãy cùng chuyên mục sống khỏe của vicare cập nhật những kiến thức cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp điều trị của bệnh tim mạch vành để có một trái tim khỏe mạnh.
Theo ước tính của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO, mỗi năm có khoảng 17 triệu người tử vong do bệnh tim mạch vành. Trong đó, hầu hết các vấn đề bệnh lý tim mạch thường liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của tình trạng xơ vữa động mạch. Theo khuyến cáo của WHO, mỗi người trong chúng ta đều có thể mắc bệnh tim mạchvành, đặc biệt là ở độ tuổi từ 40 trở đi. Do vậy, việc trang bị cho mình những kiến thức cần thiết sẽ giúp bản thân mỗi chúng ta phòng chống và ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
Bệnh tim mạch vành là gì?
Bệnh tim mạch vành hay còn gọi là xơ vữa động mạch là tình trạng bệnh lý gây ra do mạch máu vành tim bị tắc nghẽn khiến cho cơ tim rơi vào tình trạng thiếu oxy, từ đó gây nên những cơn đau thắt. Những biến chứng nguy hiểm có thể phát triển của bệnh như nhồi máu cơ tim, thậm chí là tử vong.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch vành
Nguyên nhân chính gây nên bệnh tim mạch vàng là sự tích tụ của các mảng xơ vữa phía trong động mạch. Khi đó, động mạch vành bị eo hẹp lại, ngăn cản quá trình tuần hoàn máu về tim và từ tim đi đến các cơ quan khác. Trong trường hợp cơ thể hoạt động với cường độ cao, động mạch vành không kịp vận chuyển máu tới tim có thể tạo ra những cơn đau thắt ngực cho người bệnh.
Triệu trứng thường gặp của bệnh tim mạch vành
Biểu hiện lâm sàng của bệnh tim mạch vành thường thấy là những cơn đau thắt ngực xuất hiện đột ngột hoặc với tần suất lớn. Người bệnh sẽ có cảm giác ngực đau nhói như bị một vât gì đó đè nặng, bó chặt. Thỉnh thoảng, tình trạng thiêu đốt hay bốc hỏa tại trung tâm ngực bóp nghẹt gây cảm giác khó thở. Những cơn đau thắt tập trung từ hai bên lồng ngực ra phía sau, hai vai hoặc dọc hai cánh tay. Thêm vào đó, bệnh nhân thường thấy chóng mặt, hụt hơi, buồn nôn, xen vào đó là những cơn đau tim nhẹ.
Làm thế nào để phòng tránh bệnh tim mạch vành?
Theo ông Fisher thuộc Hiệp hội Tim mạch Mỹ :“Các biện pháp phòng tránh luôn có lợi hơn đối với mỗi chúng ta. Một lối sống lành mạnh kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học, kiểm soát cân nặng và tham gia các hoạt động tăng cường thể chất đóng góp vai trò lớn trong việc phòng tránh bệnh mạch vành.”
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành tăng cao khi bước sang tuổi 40 và gặp nhiều nhất ở gian đoạn sau 65 tuổi. Vì thế, mỗi chúng ta nên bắt đầu áp dụng chế độ sinh hoạt, ăn uống điều độ càng sớm càng tốt để tránh xa nỗi ám ảnh về bệnh mạch vành.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol cao như mỡ, nội tạng động vật, trứng...
- Nên tăng cường bổ sung cá thay cho khẩu phần thịt trong bữa ăn
- Thường xuyên ăn các loại rau xanh, hoa quả
- Hoạt động thể lực với các bài tập dưỡng sinh, đi bộ để tăng cường cơ tim, cải thiện quá trình lưu thông máu
- Đối với người cao tuổi có thể bổ sung các dưỡng chất như vitamin K2, vitamin D3, omega - 3...rất tốt cho tim mạch
- Ngừng hút thuốc và sử dụng các chất kích thích.
điều trị bệnh tim mạch vành ra sao?
Đối với những người đã mắc phải tim mạch vành, bên cạnh chế độ ăn uống, sinh hoạt kể trên thì áp dụng các công nghệ điều trị y học hiện đại là giải pháp để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh lý này.
Đặt stent: Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ chèn ống thông vào vị trí động mạch bị thu hẹp do tắc nghẽn. Một sợi dây mảnh và một quả bóng xì hơi được truyền qua ống thông vào động mạch vành, sau đó, quả bóng được thổi phồng lên, nén chặt mảng bám gây xơ vữa. Stent được đặt trong động mạch nhằm giữ cho động mạch luôn mở, không bị bít chặt.
Phẫu thuật động mạch vành: Bác sĩ thực hiện các thao tác phẫu thuật để tạo ra một ống ghép, đồng thời đoạn động mạch vành bị tắc nghẽn bằng cách sử dụng đoạn mạch máu từ phần khác của cơ thể. Do phương pháp này đòi hỏi phẫu thuật tim mở nên thường áp dụng cho bệnh nhân có nhiều động mạch bị xơ vữa.
Ngoài ra, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch vành như aspirin, beta blockers, thuốc hạ cholesterol...
Bên cạnh việc trang bị cho mình những kiến thức cần thiết cùng lối sống lành mạnh, kiểm tra sức khỏe tổng quát thường xuyên cũng là điều vô cùng cần thiết để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời. Và nếu còn băn khoăn về địa chỉ uy tín và bác sĩ giỏi, tận tâm, bạn đọc có thể tham khảo thông tin tại vicare.
>>> Xem thêm: Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh tim mạch vành