Tiền sản giật và sản giật khác nhau như thế nào?

Tiền sản giật và sản giật là những bệnh lý nguy hiểm xảy ra ở phụ nữ đang mang thai, có nguy cơ gây tử vong cho cả mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy khi mang thai, mẹ bầu cần phải có những hiểu biết nhất định về căn bệnh này.

Tiền sản giật và sản giật khác nhau như thế nào? Tiền sản giật và sản giật khác nhau như thế nào?

Tiền sản giật và sản giật là những bệnh lý nguy hiểm xảy ra ở phụ nữ đang mang thai, có nguy cơ gây tử vong cho cả mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy khi mang thai, mẹ bầu cần phải có những hiểu biết nhất định về căn bệnh này, phòng tránh và hạn chế những nguy cơ rủi ro đến từ bệnh tiền sản giật và sản giật.

Định nghĩa tiền sản giật và sản giật

Tiền sản giật là bệnh lý do thai nghén hay còn gọi là nhiễm độc thai nghén, xảy ra với sự xuất hiện cao huyết áp, phù cơ thể và protein niệu. Tiền sản giật thường xảy ra sau khi thai nhi được 20 tuần tuổi và kết thúc sau 6 tuần sau đẻ.

Sản giật được xác định là khi xuất hiện những cơn co giật hoặc hôn mê, xảy ra trên một bệnh nhân có hội chứng tiền sản giật nặng. Có thể nói bệnh nhân bị tiền sản giật nặng sẽ có nguy cơ bị tai biến thành sản giật vô cùng nguy hiểm. Đây là một biến chứng cấp tính của tiền sản giật nặng nếu không được theo dõi và điều trị.đúng mức. Sản giật có thể xuất hiện ở các thời điểm khác nhau, trước, trong và sau khi đẻ.
>>> Xem thêm: Mẹ đã biết gì về khái niệm tiền sản giật khi mang thai?
vicare.vn-tien-san-giat-va-san-giat-khac-nhau-nhu-the-nao-body-1

Triệu chứng của tiền sản giật và sản giật

Bệnh nhân bị tiền sản giật sẽ xuất hiện những triệu chứng như sau:

Cao huyết áp

Cao huyết áp là triệu chứng cơ bản và đầu tiên để xác định bệnh tiền sản giật. Cao huyết áp có thể được xác định khi thai nhi được 20 tuần tuổi trở lên nếu như: huyết áp tối đa đa ≥ 140mmHg hoặc huyết áp tối thiểu ≥ 90mmHg.

Với những bệnh nhân có huyết áp tối đa tăng hơn 30mmHG hoặc huyết áp tối thiểu tăng hơn 15mmHG so với trị số huyết áp nhưng chưa có thai cũng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi đây có thể là nguy cơ xuất hiện tiền sản giật - sản giật khi mang thai.

Phù

- Cơ thể bị phù nhiều, các chi to lên, ngón tay tròn tĩnh, mặt nặng, mi mắt híp lại, âm hộ sưng to.

- Bụng căng, nổi hẳn dây thắt lưng sau. Sau khi nghe tim thai còn hằn dấu vết của ống nghe.

- Nhức đầu, mờ mắt do phù võng mạc.

- Một số trường hợp bị phù nhẹ cũng cần hết sức lưu ý như phù ở mắt cá chân, mặt hơi sưng.

Protein niệu

Protein niệu thường là dấu hiệu sau cùng của ba triệu chứng. Mức độ protein niệu có thể thay đổi trong 24h, do đó để để xét nghiệm protein niệu chính xác, nước tiểu cần được lấy mẫu trong vòng 24h.

Protein niệu dương tính khi lượng protein lớn hơn 0,3g/1/24h hoặc trên 0,5g/1/mẫu nước tiểu ngẫu nhiên.

Sản giật là biến chứng cấp tính của tiền sản giật với các biểu hiện lâm sàng là các cơn co giật liên tục rồi kết thúc bằng hôn mê. Nếu không điều trị kịp thời sản phụ có thể bị co giật liên tiếp cho đến khi chết.
vicare.vn-tien-san-giat-va-san-giat-khac-nhau-nhu-the-nao-body-2

Cơn giật điển hình của sản giật thường trải qua 4 giai đoạn khác nhau

- Giai đoạn xâm nhiễm: Kéo dài từ 30s – 1 phút với những cơn co giật ở mặt, miệng, mí mắt nhấp nháy rồi lan xuống hai tay.

- Giai đoạn giật cứng: Xảy ra trong vòng 30s với cơn co giật cứng lan tỏa khắp cơ thể. Bệnh nhân bị co cứng, các cơ thanh quản và hô hấp bị co thắt khiến bệnh nhân ngạt thở vì thiếu oxy.

- Giai đoạn giật gián cách: Giai đoạn này, cơ thể bệnh nhân co giật theo từng hồi, lưỡi thè ra thụt vào nên rất dễ bị cắn vào lưỡi, mặt tím bầm, miệng sùi bọt mép. Các hồi giật cách nhau khoảng 1 phút.

- Giai đoạn hôn mê: Co giật thưa và nhẹ dần rồi bắt đầu chấm dứt, bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê, nhẹ hoặc sâu tùy thuộc vào mức độ bệnh, từ 5-7 phút hoặc hơn. Bệnh nhân mất tri giác, rối loạn cơ vòng nên đại tiểu tiện không tự chủ, trường hợp nặng hơn có thể dẫn tới tử vong.
vicare.vn-tien-san-giat-va-san-giat-khac-nhau-nhu-the-nao-body-3

Các cách phòng tránh tiền sản giật và sản giật

Tiền sản giật và sản giật có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Đối với tiền sản giật, nếu không có những cách chăm sóc và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tiền sản giật nặng, chuyển hóa thành sản giật vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, mỗi người mẹ cần phải chủ động thường xuyên theo dõi thai kỳ của mình, kết hợp các chế độ ăn uống và tập luyện đều đặn để phòng tránh các nguy cơ của tiền sản giật và sản giật. Dưới đây là một vài lời khuyên của các chuyên gia HoiBenh để giúp thai phụ phòng tránh tiền sản giật và sản giật:

- Có chế độ ăn uống và dinh dưỡng đặc biệt, tập thể dục đều đặn, tránh béo phì.

- Theo dõi thai kỳ thường xuyên.

- Chú ý tránh các cơ hội để diễn biến đến tiền sản giật nêu trên. Không sinh con quá sớm hoặc quá muộn, không ăn đồ ăn quá mặn, lao động nặng nhọc, quá sức.

- Cần nghỉ ngơi đều đặn khi có thai, kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện - Khi bị cao huyết áp cần chặt chẽ tuân thủ sự hướng dẫn của các bác sĩ và nữ hộ sinh.

- Luôn theo nói các dấu hiệu của tiền sản giật nặng và sản giật. Nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường cần phải báo ngay cho các nhân viên y tế để có biện pháp điều trị kịp thời.

>>> Xem thêm: Cách điều trị tiền sản giật khi mang thai mẹ bầu nên lưu tâm?