Tiền sản giật lần mang thai thứ 2: Mẹ cần chú ý những gì?

Tiền sản giật là triệu chứng xấu và nguy hiểm trong quá trình mang thai với những diễn biến nặng nếu không điều trị kịp thời có thể gây tử vong ở mẹ lẫn con. Nên đến gặp bác sĩ ngay nếu có triệu chứng.

Tiền sản giật lần mang thai thứ 2: Mẹ cần chú ý những gì? Tiền sản giật lần mang thai thứ 2: Mẹ cần chú ý những gì?

Tiền sản giật là triệu chứng xấu và nguy hiểm trong quá trình mang thai với những diễn biến nặng như đột quỵ, hôn mê, phù phổi cấp...nếu không điều trị kịp thời có thể gây tử vong ở mẹ lẫn con. Tiền sản giật đa số xuất hiện ở sản phụ mang thai lần đầu và chiếm tỉ lệ 5-7%.

Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân chính gây tiền sản giật nhưng một số yếu tố đã được ghi nhận là có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện tiền sản giật như việc có thai lần đầu dưới 20 hoặc trên 40 tuổi, bị đa thai, dinh dưỡng kém, do làm việc nặng nhọc và căng thẳng hoặc có các bệnh lý như đái tháo đường, cao huyết áp hoặc các bệnh về thận và tuyến giáp...

Tiền sản giật có thể phát triển dần nhưng thường xuất hiện triệu chứng bất ngờ vào khoảng tuần thứ 20 của thai kì. Các triệu chứng có thể xảy ra từ nhẹ tới nặng.

Các triệu chứng của tiền sản giật có thể bao gồm: Cao huyết áp, dư thừa protein trong nước tiểu, nhức đầu nặng nề, giảm thị giác tạm thời, mờ mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng, đau bụng trên (thường là dưới xương sườn bên phải), buồn nôn và ói mửa, tăng cân đột ngột chỉ trong vài tuần, sưng mặt và tay nhiều...

Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay nếu có triệu chứng đau đầu nặng, bị mờ mắt hoặc đau nặng ở bụng.

Nguy cơ từ tiền sản giật

Hầu hết sản phụ từng xuất hiện triệu chứng tiền sản giật vẫn có thể sinh đứa con khỏe mạnh. Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời thì vẫn có thể xảy ra các biến chứng của tiền sản giật có thể bao gồm:

Thiếu lưu lượng máu đến nhau thai do tiền sản giật có ảnh hưởng đến động mạch đưa máu tới nhau thai. Nếu nhau thai không nhận đủ máu thì em bé có thể nhận được ít oxy và chất dinh dưỡng hớn. Điều này có thể dẫn đến hậu quả làm chậm tăng trưởng hoặc sinh con nhẹ cân, sinh non và khó thở cho em bé.

mẹ bầu

Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay nếu có triệu chứng đau đầu nặng, bị mờ mắt hoặc đau nặng ở bụng.

Tiền sản giật làm tăng nguy cơ bong nhau thai trong đó nhau thai bị tách ra khỏi thành trong của tử cung trước khi sinh và có thể gây chảy máu nặng, hoặc có thể đe dọa mạng sống cho cả mẹ và bé.

HELLP - chữ viết tắt của tán huyết (sự phá hủy của các tế bào máu đỏ), men gan cao và số lượng tiểu cầu thấp. Đây là một hội chứng có thể nhanh chóng trở thành đe dọa cho cả mẹ lẫn con. Các triệu chứng bao gồm buồn nôn và nôn, đau đầu,đau bụng trên bên phải. Hội chứng HELLP là một bệnh trạng đặc biệt nguy hiểm bởi vì nó có thể xảy ra trước khi có dấu hiệu hoặc triệu chứng tiền sản giật xuất hiện.

Tiền sản giật cũng có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch trong tương lai cho mẹ bầu.

Làm thế nào để tránh tiền sản giật

Hiện tại không có cách nào biết để ngăn chặn tiền sản giật nhưng chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp mẹ bầu giảm nguy cơ xuất hiện các triệu chứng tiền sản giật hơn. Mẹ bầu nên ăn ít muối hoặc thay đổi hoạt động trong khi mang thai. Cách tốt nhất để chăm sóc bản thân mình và chú ý đến các triệu chứng tiền sản giật để phát hiện sớm do tiền sản giật được phát hiện sớm thì mẹ bầu bác sĩ có thể làm việc cùng nhau để ngăn ngừa biến chứng và có những lựa chọn tốt nhất cho mẹ và con.

Có một số bằng chứng cho thấy uống các loại vitamin nhất định như vitamin D cũng có thể giảm nguy cơ tiền sản giật.

Ngoài ra trong trường hợp của mẹ bầu đã có tiền sử sản giật thì khi có thai lần tiếp theo cần theo dõi khám thai chặt chẽ, thường xuyên. Đồng thời, gia đình cần lưu ý điều trị hoặc kiểm soát bệnh lý cho mẹ bầu. Bên cạnh đó mẹ bầu nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung vitamin và khoáng chất từ rau xanh, nước trái cây... để phòng tránh các rối loạn, bệnh lý. Không nên ăn đồ ăn quá mặn, tăng cường chế độ ăn nhiều rau xanh, chất xơ, nước trái cây...để giảm nguy cơ đến mức tối thiểu.