Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì?
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xảy ra phổ biến ở những đối tượng thường xuyên tham gia hoạt động nặng, sử dụng tư thế không đúng hay khuân vác nặng... Đến khi mắc phải bệnh thì lại lo lắng tìm cách điều trị để nhằm hồi phục, tuy nhiên nếu như "đúng thầy không đúng thuốc" thì việc kéo dài tình trạng bệnh là điều tất nhiên. Vậy thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?
Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì?
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xảy ra nhiều ở những đối tượng thường xuyên tham gia hoạt động nặng, hoạt động sai tư thế hay làm công việc khuân vác nặng... Đến khi mắc phải bệnh thì lại lo lắng tìm cách điều trị để nhằm hồi phục, tuy nhiên nếu như "đúng thầy không đúng thuốc" thì việc kéo dài tình trạng bệnh là điều tất nhiên. Vậy thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?
Biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm có hai tình trạng bệnh phổ biến và có biểu hiện dễ dàng nhận ra:
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, dây thần kinh bị chèn ép quanh vị trí này nên người bệnh sẽ cảm thấy đau, căng cứng vùng cổ. Nếu để lâu, cơn đau này sẽ có thể lan sang hai bên vai và đi xuống cánh tay. Cánh tay và bàn tay sẽ cảm thấy bị tê và càng ngày yếu dần đi...
- Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, sẽ gây ra những cơn đau thắt lưng âm ỉ ảnh hưởng lớn đến quá trình vận động của người bệnh rất nhiều. Về lâu dài sẽ đau lan xuống vùng chậu, mông, chân... Khiến cho người bệnh có thể bị teo phần cơ chi dưới, gây mất kiểm soát khi đại tiểu tiện.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân và nguy cơ gây ra thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì?
Theo ThS. Nguyễn Thu Hiền - Báo Sức khỏe và Đời sống cho biết thuốc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm thường là nhữngc thuốc giảm đau đơn thuần như paracetamol; giảm đau chống viêm như diclofenac, meloxicam... dạng uống, tiêm hoặc bôi tại chỗ. Và các loại thuốc này người bệnh sử dụng toàn thân, thì có thể ảnh hưởng đến dạ dày, gan và thận...
Ngoài ra thì các loại thuốc giãn cơ như mydocal, myonal sẽ được bác sĩ chỉ định trong trường hợp co cứng cơ cạnh cột sống. Đồng thời có thể bổ sung thêm các thuốc bổ như vitamin B1, B6 và B12. Một số trường hợp mà không đáp ứng với các loại thuốc trên, kèm phù tủy thì có thể sử dụng methylprednisolon đường tĩnh mạch nhưng lúc này phải có chỉ định của bác sĩ và phải được theo dõi chặt chẽ bệnh tình thì mới được phép sử dụng.
Với tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, có thể tiêm ngoài màng cứng bằng hydrocortison mỗi đợt 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 3 đến 7 ngày cũng sẽ giảm đau tốt. Tuy nhiên, phương pháp này phải được thực hiện tại cơ sở chuyên khoa và vô khuẩn.
Những lưu ý khi uống thuốc thoát vị đĩa đệm
Nếu như bạn đã biết được thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì, thì bên cạnh đó nên lưu ý trong thời gian điều trị bệnh để cho kết quả tốt nhất. Người bệnh nên tuần thủ phác đồ điều trị do bác sĩ đưa ra, trong giai đoạn này nên lưu ý đến các tư thế vận động; không nên làm việc nặng và sử dụng các tư thế không có lợi cho cột sống...
Nên có chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều thực phẩm giàu Omega 3, canxi, các loại rau màu xanh... Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá trong quá trình điều trị. Cần kiêng cử những loại thức ăn giàu chất đạm, thịt đỏ...
Nên kiên trì sử dụng thuốc bên cạnh luyện tập các bài tập vật lý trị liệu, những bài thể dục nhẹ nhàng phù hợp cho cột sống theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Không nên vận động quá mạnh, xoay chuyển sai tư thế. Lưu ý khi điều trị, nếu có bất cứ phản ứng nào khác lạ từ cơ thể thì nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể.