Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe đạp hay không?
Thoát vị đĩa đệm có thể được chữa trị bằng cách uống thuốc, phẫu thuật hoặc các bài tập luyện chữa thoát vị. Hiện nay, nhiều người bệnh đã chọn liệu pháp đạp xe nhằm đẩy lùi thoát vị đĩa đệm nhưng hiệu quả liệu có được như mong muốn? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu về phương pháp đạp xe đúng để hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm thông qua bài viết sau đây.
Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe đạp hay không?
Thoát vị đĩa đệm có thể được chữa trị bằng cách uống thuốc, phẫu thuật hoặc các bài tập luyện chữa thoát vị. Hiện nay, nhiều người bệnh đã chọn liệu pháp đạp xe nhằm đẩy lùi thoát vị đĩa đệm nhưng hiệu quả liệu có được như mong muốn? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu về phương pháp đạp xe đúng để hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm thông qua bài viết sau đây.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm
Theo bác sĩ Nguyễn Vũ, Phó trưởng Khoa Ngoại Thần kinh Cột sống và Chấn thương chỉnh hình, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, thoát vị đĩa đệm ở người lớn tuổi, nguyên nhân chủ yếu thường là hậu quả của thoái hóa đĩa đệm, cùng với sự tăng dần của tuổi tác, đĩa đệm sẽ ngày càng bị khô, trở nên kém linh hoạt và dễ bị tổn thương khi bị chấn thương. Còn thoát vị đĩa đệm ở người trẻ lại do chấn thương hoặc những thói quen sai lầm trong sinh hoạt hằng ngày.
Nguyên tắc chung khi tập luyện
Khi đã thoái hoá, cần tập luyện làm giãn và linh hoạt hơn các khối cơ, từ đó giảm rõ rệt nguy cơ chèn ép thần kinh hơn. “Khi cơ thể được vận động thì lắng đọng can-xi ít hơn, đồng thời vôi hoá ít hơn. Vì vậy, khi cơ thể được vận động nhiều, dây chằng sẽ rất linh hoạt và vôi hoá sẽ không lắng đọng, sẽ không còn triệu chứng gây đau mỏi. Khi cơ xương mềm mại thì những đợt đau cấp sẽ không làm ảnh hưởng nhiều, hoặc ít đau hơn bởi rễ thần kinh không bị chèn ép”, bác sĩ Vũ nhấn mạnh.
Vì sao đạp xe góp phần hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm?
Đạp xe là môn thể thao vô cùng tốt bởi nó đảm bảo nguyên tắc dùng chính trọng lượng cơ thể kéo giãn cột sống. Môn thể thao này có tác dụng kéo giãn các gân cơ, các đốt sống, cơ thể được hoạt động, đàn hồi nhẹ nhàng tự nhiên giúp cơ thể dẻo dai hơn, chắc khỏe hơn từ đó việc trị bệnh tiển triến tốt hơn.
Các hình thức tập luyện và những sai lầm trong tập luyện
Bác sĩ khuyên người đau khớp ở chân và đau lưng tập xe đạp tại chỗ cho an toàn thay vì đi bộ. Thế nhưng có một số trường hợp vừa tập xe đạp tại chỗ được vài tuần thì tình trạng bệnh lại nặng hơn. Để lý giải nguyên nhân này, các bác sĩ cho rằng vì nhiều người khi mua xe chỉ để ý đến chất lượng tốt, bền, đẹp của chiếc xe, nhưng chính kiểu dáng xe và phương pháp tập mới là yếu tố quyết định.
Xe đạp tại chỗ có hai loại chính. Xe đạp đứng có yên cao tương tự xe đạp thông thường, chân thẳng góc với sàn nhà và bàn đạp nằm thấp dưới chậu hông . Dạng điển hình của loại này có tay vịn khá cao giữ cho lưng thẳng. Dạng khác của loại đứng dùng dây sên và bánh đà có tay vịn thấp hơn, người tập phải cúi tới trước giống như cuarơ
Loại thứ hai có lưng tựa, yên thiết kế thấp hơn với bàn đạp nằm phía trước. Người tập giống như đang ngồi ghế dựa dùng sức đạp đẩy người về sau. Những người khó giữ thăng bằng như béo phì, lớn tuổi, chấn thương chi dưới... cảm thấy thoải mái hơn khi được dựa lưng.
Tư thế ngồi trên xe đạp có ảnh hưởng đến sức chịu lực của cột sống và các khớp. Những người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm nhạy cảm dễ bị đau lưng nên chọn loại ghế tựa giúp thả lỏng cơ lưng.
Bên cạnh đó, nhiều người leo lên xe đạp là cắm cúi tập mà quên điều chỉnh yên cho phù hợp. Với khớp gối, rất quan trọng phải để yên đủ cao trong loại đứng hoặc đủ xa trong loại tựa lưng để chân gần như được duỗi thẳng hết tại điểm xa nhất của vòng quay (nhưng tránh xa quá phải nhón chân). Chị N đã để bàn đạp quá gần khiến khớp gối luôn bị gập trong quá trình đạp xe, dẫn đến tăng áp lực lên mặt khớp và gân cơ quanh khớp gây đau gối, đặc biệt là khi tăng tốc độ.
Kỹ thuật tập sai cũng có thể gây hại. Tăng khối lượng, cường độ, thời gian tập quá nhanh sẽ mau yếu hơn là mau khỏe vì cơ thể chưa kịp thích nghi. Vài tuần đầu chỉ cần đạp không tải và tăng dần về thời gian. Giai đoạn kế tiếp xen kẽ cách ngày tập tăng tốc độ, cứ 10 phút bình thường rồi 5 phút đạp nhanh. Sau nữa là tập tăng cường độ hai ngày trong một tuần, 10 phút bình thường rồi đến 5 phút đạp nặng với lực ma sát.
Song song với tập đạp xe, chúng ta tập bổ trợ cho cân bằng và ổn định thể lực bằng các bài tập kéo dãn, đi bộ và đi bơi để xả cơ, có thể vào ngày nghỉ đạp xe trong tuần hay vào buổi còn lại trong ngày.
Nếu không tập xe đạp tại chỗ mà tập xe đạp di chuyển thì khi đạp xe, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Không đạp xe ở những con đường mấp mô, nhiều ổ gà, sóc... mà nên đạp xe ở những con đường phẳng để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến phần đĩa đệm bị lệch ra ngoài làm cho bệnh nhân bị đau đớn, phát triển bệnh theo chiều hướng sớm.
- Với trường hợp những người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, khi đạp xe nên sử dụng đai lưng hoặc thắt lưng bảo vệ sốt sống và giảm bớt áp lực ảnh hưởng lên cột sống lưng,
- Không đạp xe với vận tốc nhanh, xe quá cao chỉ nên đạp nhẹ nhàng từ từ, đi xe vừa phải phù hợp với bản thân.
Trong thời gian điều trị bệnh chỉ nên đạp xe một quãng đường ngắn, không đi quá xa, sau đó từ từ tăng quãng đường đi lên.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Bác sĩ Nguyễn Vũ cũng lưu ý, để phòng ngừa bệnh cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, trong đó chú ý tư thế hợp lý trong lao động, vận động và hoạt động, đặc biệt là tư thế lao động, tư thế ngồi, mang vác nặng. Khi bê vác vật nặng nên ngồi xuống bê vật rồi từ từ đứng lên, tránh thói quen đứng rồi cúi xuống, nhấc vật nặng lên và tập luyện đúng cách.