Tác hại của việc ăn quá nhiều thịt
Thịt là quen thuộc trong mọi bữa ăn gia đình. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều thịt có thể gây những hậu quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Không phải hễ ăn thịt là sẽ có tác hại, mà chỉ những người ăn quá nhiều thịt, không quan tâm đến số lượng và chất của thịt mới dễ bị mắc bệnh. Cùng đọc bài viết sau đây để biết tác hại của việc ăn quá nhiều thịt là như thế nào.
Tác hại của việc ăn quá nhiều thịt
Thịt là một trong những thực phẩm quen thuộc trong mọi bữa ăn gia đình. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều thịt có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Không phải hễ ăn thịt là sẽ có tác hại, mà chỉ những người ăn quá nhiều thịt, không quan tâm đến số lượng và chất của thịt mới dễ bị mắc bệnh. Cùng đọc bài viết sau đây để biết tác hại của việc ăn quá nhiều thịt là như thế nào.
Tác dụng dinh dưỡng của thịt
Việc bổ sung thịt vào khẩu phần ăn hàng ngày sẽ mang đến những tác dụng như:
Dễ dàng thích ứng với thực phẩm
Người ăn thịt có khả năng thích ứng với bất kỳ thực phẩm nào được cho là lành mạnh vì hệ thống tiêu hóa của họ đã quen với nhiều loại thức ăn mà không phải chỉ là rau củ. Chúng ta cũng không phải suy nghĩ nhiều về những thực phẩm mà mình ăn có phù hợp hay không.
Đáp ứng đầy đủ nhu cầu protein
Thịt động vật có chứa hàm lượng protein cao. Hơn nữa, protein lại rất quan trọng cho sự phát triển thể chất và tinh thần. Trong khi có những loại thực phẩm khác cũng có protein nhưng không nhiều như hàm lượng protein trong thức ăn động vật. Ngoài ra, y khoa chứng minh rằng protein có nguồn gốc từ động vật có chất lượng cao hơn nhiều so với protein có nguồn gốc từ thực vật.
Cung cấp hàm lượng omega-3 dồi dào
Sức khỏe tim mạch là một trong những vấn đề quan trọng về sức khỏe. Và một trong những cách bảo vệ tim mạch và phòng ngừa ung thư là tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa axit béo omega-3. Axit béo omega-3 được cho là tốt nhất có nguồn gốc từ động vật, đặc biệt là hải sản.
Tăng cường chức năng não bộ
Sức khỏe não bộ được hỗ trợ bởi các chất béo lành mạnh và axit béo omega-3. Trong khi thực phẩm có chứa các chất này một cách tự nhiên và tốt nhất là có nguồn gốc từ động vật. Bổ sung vitamin A có trong hải sản cũng sẽ tạo ra ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chức năng não bộ.
Ăn bao nhiêu thịt là đủ?
Nói về vấn đề cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn, các chuyên gia cho biết, thịt là nguồn protein rất tốt, đồng thời cung cấp nhiều loại vitamin, chất khoáng quan trong cần cho hoạt động của cơ thể. Thịt đỏ, như thịt bò, thịt heo, cừu... là nguồn sắt dồi dào, quan trọng trong phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo ăn mỗi ngày không quá 90g, tốt hơn nữa là dưới 70g thịt động vật. Nếu ngày nào ăn nhiều hơn lượng này thì nên cắt giảm vào những ngày sau để đạt được mức trung bình như trên.
Các bà nội trợ nên giảm lượng thịt trong các bữa ăn bằng cách thay thế thịt bằng các loại đậu hạt, các chế phẩm họ đậu. Đậu là nguồn protein thực vật lành mạnh có tác dụng chống oxy hóa, ung thư, điều hòa chuyển hóa cholesterol...
Đặc biệt hoạt chất trong đậu có thể kìm hãm sự phát triển chất gây ung thư cysteine. Các bà nội trợ cũng có thể kìm chế thịt đỏ bằng cách thay thế ăn thịt gia cầm, các loại cá để bổ sung omega tự nhiên. Mỗi ngày, mỗi người cần ít nhất 400gr rau xanh, hoa quả.
Tác hại của việc ăn quá nhiều thịt?
Chế độ ăn quá nhiều thịt sẽ dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp, tăng cholesterol, tăng áp lực lên gan và thận khiến chúng phải làm việc quá tải. Một khi gan và thận phải làm việc quá sức, không thải lọc được hết chất thải khỏi cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư. Cụ thể như sau:
Bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch được coi là kẻ giết người thầm lặng ở các nước phát triển. Huyết áp trung bình của người ăn chay giảm rõ rệt so với những người ăn thịt; nồng độ cholesterol trong máu của người ăn thịt cao gấp nhiều lần so với người ăn chay và là nguyên nhân chính của chứng vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ...
Bệnh gout (bệnh gút)
Khi thận không đủ khả năng lọc thải hết các chất chứa nitơ độc hại thì creatinin và acid uric tăng cao trong máu. Nồng độ axit uric tăng cao sẽ lắng đọng lại trong các khớp nhỏ như khớp ngón tay, ngón chân gây nên bệnh gút. Tại các khớp, axit uric đọng lại kết tinh thành tinh thể tạo ra phản ứng viêm, gây nhiều đau nhức cho bệnh nhân.
Bệnh tiểu đường
Chế độ ăn nhiều thịt, nhất là các loại thịt lẫn nhiều mỡ, làm tăng axit béo và triglycerid – là nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp II. Bởi vì các axit béo dư thừa trong máu và triglycerid ức chế hoạt động của insulin, điều này dẫn đến kết quả xét nghiệm lượng insulin trong máu vẫn bình thường hoặc chỉ hơi tăng nhưng đường huyết của người bệnh lại trong tình trạng bị cao.
Nếu sửa chữa sai lầm này bằng cách chuyển sang chế độ ăn chay thì lượng đường trong máu giảm hẳn và nồng độ axit béo cũng về mức an toàn.
Thừa cân, béo phì
Nguyên nhân của bệnh béo phì chủ yếu là do chế độ ăn quá dư thừa năng lượng calo như mỡ động vật, bơ, phomai, thịt, sôcôla, bột, đường... Khi đã béo phì thì người ta dễ lười vận động, từ đó năng lượng thừa không được tiêu hao lại tích trữ dưới dạng mỡ nên lại càng béo. Béo phì sẽ dẫn đến các bệnh vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, đau xương khớp.
Suy giảm chức năng gan
Chức năng của gan là tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể và thải bỏ các chất độc hại ra ngoài. Nhưng chế độ ăn nhiều thịt và mỡ động vật sẽ làm gan làm việc quá sức và tổn thương. Thịt và mỡ ăn vào sẽ làm cho gan bị nhiễm mỡ, hóa xơ, hóa sẹo.
Bệnh thận
Nhiều nghiên cứu cho thấy, để bài tiết các hợp chất nitơ độc hại do ăn nhiều thịt thì thận phải làm việc gấp trên 3 lần so với thận của người ăn chay. Urê và axit uric là hai chất thải của chế độ ăn thịt rất độc hại đối với cơ thể.
Khi chúng ta còn trẻ, thận còn khỏe thì việc thải loại các chất này còn cố được, nhưng khi đã cao tuổi, thận của chúng ta đã suy yếu thì công việc thải các chất này trở thành gánh nặng cho thận và kết quả là thận không thể thải độc hiệu quả, nên tất yếu dẫn đến bệnh tật.
Ung thư
Sở dĩ ăn nhiều thịt dễ bị ung thư là vì chất bảo quản thịt. Do thịt rất giàu chất đạm dễ bị thiu thối nên một số người kinh doanh thiếu lương tâm đã tẩm thịt với các chất bảo quản như nitrit, nitrat... Đến tay người tiêu dùng, chúng ta chỉ rửa sạch, pha chế rồi nấu chín thịt. Nhưng dù nấu chín thịt thì các chất này không bị phân hủy. Khi chúng ta ăn vào ruột, các chất này kết hợp với các axit amin tạo ra chất Nitrosamine là chất gây ung thư.
Mặt khác nhiều người chăn nuôi đã sử dụng các loại chất kích thích tăng trưởng, chất gây thèm ăn, gây ngủ, hormon, kháng sinh... cho vật nuôi mau lớn. Mặt khác khi vật nuôi bị bệnh, bị khối u, họ vẫn giết mổ và bán thịt gia súc ra thị trường. Người tiêu dùng vì không mắt thấy tai nghe, vẫn vô tư ăn thịt mà không biết trong loại thịt đỏ chứa đầy chất độc hại có thể gây bệnh từ nhẹ đến ung thư. Nhiều người do thói quen ăn uống lại chỉ ăn thịt mà rất ít ăn rau nên dễ bị táo bón, ứ đọng chất độc, càng làm cho bệnh ung thư dễ phát triển.
Bệnh viêm khớp
Viêm thấp khớp là hậu quả của tình trạng hệ miễn dịch tấn công các khớp, gây ra đau và cứng khớp.
Ăn nhiều thịt đỏ (nhiều hơn 5 khẩu phần mỗi tuần) được nhận diện là 1 yếu tố nguy cơ. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Chiến dịch Nghiên cứu viêm khớp cho thấy những người ăn thịt mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh gấp đôi so với những người ăn ít thịt (2 lần/tuần).
Góp phần làm biến đổi khí hậu
Ngay cả khi không phải lo lắng về nguy cơ sức khỏe, thì còn một lý do khác cần phải cắt giảm thịt, đó là môi trường.
Việc sản xuất 1 kg thịt bò, thải ra lượng khí cacbonic nhiều gấp 540 lần so với trồng 1 kg rau. Bằng cách cắt bỏ thịt và thay thế bằng trái cây và rau quả, đã có thể góp phần giảm lượng khí thải nhà kính.
Như vậy, một chế độ ăn nhiều thịt nhưng ít quan tâm đến chất lượng thịt có thể làm cho người ăn dễ mắc các bệnh nói trên. Do đó để tránh tình trạng này, chúng ta nên thực hiện một chế độ ăn đầy đủ và cân bằng giữa các chất dinh dưỡng là đạm, đường, béo, các vitamin và khoáng chất mới có thể có sức khỏe tốt.
Xem thêm:
- Ăn thịt có khiến bạn tăng cân và béo hay không?
- Chuyện gì xảy ra nếu bạn không ăn thịt?
- Những đối tượng nào thì nên ăn thịt gà?