Stress và vô sinh có quan hệ như thế nào?

Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học uy tín trên thế giới đã chỉ ra mối quan hệ giữa stress và vô sinh. HoiBenh sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Stress và vô sinh có quan hệ như thế nào? Stress và vô sinh có quan hệ như thế nào?

Theo nghiên cứu của một số nhà khoa học, những phụ nữ stress về thần kinh và cảm xúc sẽ giảm tới 29% khả năng thụ thai, đồng thời nguy cơ vô sinh tăng gấp 2 lần. Đối với nam giới, stress chiếm tới 30% nguyên nhân các trường hợp vô sinh. Vậy stress và vô sinh có mối quan hệ như thế nào? HoiBenh sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

1. Stress và vô sinh ở nam giới

Stress sẽ gây hại cho tinh trùng, ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch và nồng độ tinh dịch, ảnh hưởng tới hình thái tinh trùng làm tăng số lượng các tinh trùng dị dạng, từ đó giảm khả năng tiếp xúc của tinh trùng với trứng khiến quá trình thụ thai khó xảy ra.

Về vấn đề này, Phó Giáo sư- Tiến sĩ Pam Factor-Litvak (Trường Y tế công cộng Mailman – Mỹ) có một nghiên cứu dịch tễ học và có kết luận như sau: “Những người đàn ông bị căng thẳng có nồng độ tinh trùng trong tinh dịch thấp hơn, và tinh trùng bị biến dạng hoặc thụ động hơn. Những suy giảm này có liên quan đến vấn đề sinh sản”.

Bên cạnh đó, stress còn kích thích cơ thể sinh ra steroid – 1 loại hormone làm giảm testosterone, ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh tinh.

Stress cũng ảnh hưởng tới khả năng cương cứng của dương vật, giảm ham muốn tình dục của đàn ông, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đời sống tình dục. Nếu tình trạng stress kéo dài, đàn ông có thể mất tự tin vào khả năng chăn gối của mình, khiến stress càng thêm nghiêm trọng.

vicare.vn_stress-va-vo-sinh-co-quan-he-nhu-the-nao-body-1

Stress ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng tinh trùng

2. Stress và vô sinh ở nữ giới

Với nữ giới, stress và vô sinh có quan hệ với nhau như sau: stress ảnh hưởng ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng. Cụ thể là, những người phụ nữ bị stress sẽ rụng trứng ít hơn 20% so với những phụ nữ bình thường. Stress cũng ảnh hưởng đến đời sống chăn gối của phụ nữ, làm giảm ham muốn cũng như nhu cầu tình dục, chất lượng khi “yêu” không cao nên cũng gián tiếp gây vô sinh.

Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Germaine Buck Louis (Thuộc viện nghiên cứu Eunicce Kennedy Shriver, đặt tại Rockville, Maryland), được công bố trên tạp trí Human Reproduction : “Loại bỏ stress trước khi cố gắng mang thai có thể rút ngắn thời gian các cặp vợ chồng cần có để mang thai so với những người bỏ qua vấn đề stress”. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những phụ nữ tự trách mình không có con sẽ khiến bản thân càng khó có con. Vì vậy, các nhà khoa học đưa ra lời khuyên với những phụ nữ hiếm muộn để giải tỏa stress như: tránh xa các chất kích thích, hướng bản thân tới những thói quen lành mạnh, đi bộ hoặc tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày, thiền hoặc tập yoga...

Rất nhiều nghiên cứu trên các cặp vợ chồng cũng chỉ ra rằng, các cặp vợ chồng có vợ hoặc chồng đang trong trạng thái stress sẽ giảm số lần sinh hoạt tình dục và chất lượng mỗi cuộc “yêu”. Hiểu được mối quan hệ giữa stress và vô sinh sẽ giúp ích rất nhiều cho các cặp vợ chồng đang mong muốn có con.

vicare.vn_stress-va-vo-sinh-co-quan-he-nhu-the-nao-body-2

Yoga giúp cải thiện đáng kể stress

Như vậy, nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học uy tín trên thế giới đã chỉ ra mối quan hệ giữa stress và vô sinh: stress có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới vô sinh; quá lo lắng về vấn đề vô sinh đồng thời cũng gây tâm lý stress, lo lắng, căng thẳng cho cả nam giới và nữ giới. Thông thường, sau 1 năm cố gắng mà vẫn không có con, các cặp vợ chồng sẽ được bác sĩ khuyên đi khám và điều trị vô sinh, mà những can thiệp đầu tiên là giảm stress và loại bỏ những thói quen không lành mạnh trong cuộc sống của cả hai vợ chồng. Việc trò chuyện, chia sẻ với người bạn đời của mình về những vấn đề gây nên stress cũng đặc biệt quan trọng trong việc đầy lùi stress.