Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu?

Sốt virus ở trẻ em hay còn gọi là sốt siêu vi ở trẻ em là một trong những loại bệnh rất phổ biến và thường gặp. Với người lớn bị mắc bệnh này thì có thể nhanh khỏi nhưng với trẻ bị sốt virus thì thường lâu khỏi và nguy cơ xảy ra biến chứng là cao hơn. Vậy sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu?

Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu? Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu?

Dưới đây, HoiBenh sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh thông tin về sốt virus ở trẻ em và cách điều trị.

Sốt virus là bệnh gì?

Sốt virus (sốt siêu vi) là thuật ngữ chỉ chung cho các loại sốt do nhiễm các loại siêu vi trùng (virus) khác nhau.

Điểm đặc trưng là sự gia tăng nhiệt độ cơ thể, cao hơn so với bình thường.

Có rất nhiều loại sốt virus, phổ biến nhất là cúm.

Một số trường hợp bị sốt vi rút có thể chẩn đoán rõ ràng nhờ đặc điểm dịch tễ và các biểu hiện của bệnh nhưng nhiều trường hợp khác không thể chẩn đoán nguyên nhân.

Nguyên nhân trẻ bị sốt virus

Sốt virus (sốt siêu vi) là bệnh truyền từ người này sang người khác chủ yếu qua con đường hô hấp. Khi con người hắt hơi, ngáp, ho hoặc nói chuyện, những hạt nhỏ (nước bọt) chứa đầy vi khuẩn và virus sẽ thoát ra khỏi cơ thể và xâm nhập vào cơ thể người khác qua mũi, miệng.

Việc lây nhiễm rất dễ dàng và nhanh chóng, chỉ mất khoảng 16-48 giờ để virus phát triển thành bệnh. Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất do có sức đề kháng yếu. Một số loại bệnh có thể bị lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp ở da.

vicare.vn-sot-virus-o-tre-em-keo-dai-bao-lau-body-1

Sốt virus ở trẻ em có biểu hiện gì?

Triệu chứng phổ biến nhất ở trẻ bị sốt virus là sốt cao trên 38 độ C. Tùy vào loại virus mà trẻ bị nhiễm và đặc điểm thể chất của trẻ, mức độ và triệu chứng của sẽ khác nhau:

- Ho.

- Lạnh.

- Viêm họng.

- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.

- Đau đầu, Mệt mỏi

- Buồn nôn và nôn.

- Tiêu chảy.

- Đau bụng.

- Đau khắp cơ thể, đặc biệt là ở lưng và chân.

Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu?

Phần lớn sốt virus ở trẻ không nguy hiểm, chỉ kéo dài khoảng 1-2 tuần rồi sẽ tự khỏi.

Tuy nhiên cũng có một số bệnh do nhiễm virus cũng có thể gây nguy hiểm, thậm chí tử vong. Vì thế bố mẹ cần để ý đến trẻ để xem biểu hiện và đưa trẻ đi viện kịp thời.

Khi nào bạn nên gọi bác sĩ?

Sốt virus ở trẻ em thường sẽ tự khỏi, tuy nhiên đôi khi bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn (do lạm dụng dùng thuốc hoặc độc tính của virus quá mạnh), lúc này bạn cần cho bé đi khám sớm. Nếu thấy bé có những dấu hiệu sau:

- Ho hơn 3 tuần.

- Tiêu chảy trong hơn 2 tuần.

- Có máu trong phân.

- Sốt kéo dài hơn 1 tuần.

- Trẻ không chịu ăn hoặc uống bất cứ điều gì.

- Liên tục nôn mửa.

- Khó thở.

- Buồn ngủ bất thường.

- Sưng cả hai chân.

vicare.vn-sot-virus-o-tre-em-keo-dai-bao-lau-body-2

Cách chăm sóc và điều trị cho trẻ bị sốt virus

Bù nước và điện giải

Sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước và rối loạn cân bằng điện giải vì thế phải đảm bảo cung cấp đủ nước cho trẻ.

Nếu là trẻ sơ sinh, hãy tiếp tục cho bú sữa mẹ. Còn với trẻ lớn hơn, có thể dùng thuốc uống Oresol để bù điện giải.

Dinh dưỡng

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi bị sốt virus thì tiếp tục cho bú sữa mẹ, còn với trẻ đã biết ăn thức ăn ngoài thì nên cho ăn những thức ăn mềm, dạng lỏng, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng như cháo, súp.

Nghỉ ngơi

Bạn nên cho trẻ nghỉ ngơi ở nhà khi bị sốt vi rút ít nhất 1 tuần đến khi trẻ khỏi hẳn.

Nên cho trẻ nằm trong phòng yên tĩnh, quần áo rộng rãi và có chăn mỏng để đắp.

Điều này không chỉ giúp trẻ có thời gian và không gian tự “chiến đấu” chống virus mà còn giúp ngăn ngừa lây truyền bệnh cho người khác.

Vệ sinh

Nên rửa tay cho bé thường xuyên để giữ vệ sinh và tránh lây nhiễm. Lau mình cho trẻ bằng khăn ấm để giảm sốt, lau khô mồ hôi. Nếu tắm thì tắm nước ấm trong phòng kín gió. Với nhà cửa, vẫn phải lau dọn sạch sẽ và giữ phòng ốc khô thoáng.

Thuốc

Sốt virus ở trẻ em hay là ở người lớn thường không có gì nguy hiểm và người bệnh có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Việc dùng thuốc chủ yếu là giảm các triệu chứng do siêu vi gây ra, ví dụ như giúp hạ sốt, thông mũi, giảm ho, giảm đau đầu, đau cơ, giảm mất nước... Kháng sinh không có tác dụng với các bệnh nhiễm trùng do virus như cảm lạnh hay cảm cúm.

Xem thêm:

  • Những biểu hiện của sốt virus bạn phải biết
  • Cục trưởng Cục Quản lý Khám Và Điều Trị Bệnh: Tránh nhầm sốt xuất huyết với các loại sốt virus