Sảy thai liên tiếp và hội chứng Antiphospholipid

Sảy thai liên tiếp và hội chứng Antiphospholipid (hay hội chứng kháng phospholipid) là một vấn đề mà các chị em phụ nữ cần quan tâm, tìm hiểu để bảo vệ sức khỏe của bản thân. HoiBenh sẽ chia sẻ với chị em những thông tin hữu ích về hội chứng này.

Sảy thai liên tiếp và hội chứng Antiphospholipid Sảy thai liên tiếp và hội chứng Antiphospholipid

Sảy thai liên tiếp và hội chứng Antiphospholipid (hay hội chứng kháng phospholipid) là một vấn đề mà các chị em phụ nữ cần quan tâm, tìm hiểu để bảo vệ sức khỏe của bản thân. HoiBenh sẽ chia sẻ với chị em những thông tin hữu ích về hội chứng này.

Sảy thai liên tiếp và Antiphospholipid là gì?

Sảy thai liên tiếp (sảy thai tái phát) được xác định khi có từ 2 lần sảy thai liên tục trở lên chỉ trong một thời gian ngắn. Trong số những trường hợp bị sảy thai thì có tới 5% trong đó là sảy thai liên tiếp. Có tới 20% phụ nữ sảy thai liên tiếp được chuẩn đoán nguyên nhân có liên quan đến hội chứng Antiphospholipid. Những phụ nữ này có dương tính với anticardiolipin, và những yếu tố kháng đông hoặc kháng thể và có tiền sử tắc mạch hoặc các biến chứng thai kỳ.

say-thai-lien-tiep-ava1.jpg

Có một mối liên hệ giữa sảy thai liên tiếp với hội chứng Antiphospholipid. Thông qua nghiên cứu, người ta thấy rằng các Antiphospholipid hoạt hóa tiểu cầu, tế bào biểu mô, bạch cầu mono và từ đó làm trung gian cho quá trình đông máu dẫn đến hình thành huyết khối động hoặc tĩnh mạch. Khi cơ thể có kháng thể Anti phospholipid, sẽ xuất hiện hiện tượng sảy thai liên tiếp do sản giật, tiền sản giật hoặc suy thai.

Nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp và cách điều trị

Phụ nữ khi bị sảy thai liên tiếp và có liên quan đến hội trứng Antiphospholipid là do nhiều nguyên nhân. Đơn cử như: nhiễm độc thai nghén, sốc do chảy máu, nhiễm khuẩn sau phá thai,... Mặc dù cũng có thêm những nguyên nhân khác từ sản khoa gây ra hội chứng đông máu rải rác nhưng chính hội chứng Antiphospholipid khiến phụ nữ bị sảy thai liên tiếp, mất tim thai đột ngột, thai kém phát triển...

Khi bị sảy thai liên tiếp mà không rõ nguyên nhân, các chị em nên tiến hành xét nghiệm hội chứng Antiphospholipid. Tuy nhiên, kết quả cho chính xác chỉ có khi chị em đang mang bầu hoặc khi vừa sảy thai không quá một tháng. Khi có thai, bác sĩ sẽ cho bà bầu xét nghiệm các chỉ số liên quan tới Anti, nếu tất cả đều là dương tính thì chị em rất có thể mắc nguy cơ sảy thai liên tiếp.

Với sự phát triển vượt bậc của y học thì có rất nhiều phương pháp để hạn chế hội chứng Antiphospholipid. Khi được xác định có dương tính với Antiphospholipid, mẹ chị em lập tức tìm cho mình bác sĩ tin cậy để theo dõi cẩn thận cả trước và ngay khi có thai để tránh bị sảy thai liên tiếp.
vicare.vn-say-thai-lien-tiep-va-hoi-chung-antiphospholipid-body-1

Các bác sĩ có thể chỉ định điều trị kết hợp giữa Heparin tự nhiên và Aspirin cho thấy có thể giảm tỷ lệ sảy thai và sự gia tăng khả năng sinh sống đã được báo cáo. Chị em nên tiến hành siêu âm 3 – 4 tuần/lần và làm một số xét nghiệm để đo chỉ số phát triển của thai nhi. Trong quá trình uống và tiêm thuốc, mẹ cũng sẽ được xét nghiệm máu để theo dõi lượng tiểu cầu.

Các bác sĩ cũng cho rằng, mang thai là thời kỳ nguy hiểm và nhạy cảm đối với phụ nữ. Để không bị sảy thai liên tiếp, các chị em phải thường xuyên lắng nghe cơ thể mình. Nếu thấy triệu chứng gì không ổn phải lập tức liên hệ với bác sĩ để nhận được sự hướng dẫn tốt nhất. Đồng thời, trong quá trình điều trị và chăm sóc phải hết sức chú ý đến chế độ ăn uống hợp vệ sinh, khoa học và giàu dinh dưỡng. Tránh để cơ thể phải chịu những tác động về mặt tâm sinh lý không đáng có ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe khi mang bầu. Sảy thai liên tiếp là điều không ai muốn nhưng ai cũng có thể bị mắc phải. Cần biết cách bảo vệ bản thân để giúp bé khỏe mạnh và chào đời được an toàn.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về hiện tượng sảy thai liên tiếp