Protein trong nước tiểu dương tính
Protein trong nước tiểu dương tính là vấn đề mà bạn sẽ phải quan tâm vì nó đang cảnh báo cho biết bạn đang mắc bệnh về thận. Người bệnh nên đi khám chuyên khoa thận tiết niệu để làm thêm một số xét nghiệm cần thiết chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị hiệu quả
Protein trong nước tiểu dương tính
Khi đi xét nghiệm nước tiểu, nếu kết quả trả về thấy protein trong nước tiểu dương tính thì bạn cần phải hết sức cẩn thận và đi thăm khám ngay để đề phòng bệnh thận. Vậy hiểu như thế nào về chỉ số này. Cùng tham khảo bài viết sau đây.
Xét nghiệm nước tiểu là phương pháp kiểm tra những thành phần khác nhau có trong nước tiểu, nhờ đó mà có thể phát hiện được một số bệnh lý của cơ thể. Trong nhiều trường hợp, sẽ có một số phương pháp khác được thực hiện cùng với xét nghiệm nước tiểu để có thể đưa ra những kết luận chính xác nhất về tổng thể những vấn đề cơ thể mà bệnh nhân gặp phải nếu có.
Xét nghiệm nước tiểu được đánh giá là một phương pháp đơn giản, chi phí thấp nhưng lại cung cấp rất nhiều thông tin quan trọng, ví dụ:
- Nếu xuất hiện máu trong nước tiểu thì có khả năng xuất hiện một số bệnh ở thận, hệ tiết niệu hoặc bàng quang.
- Nếu có nồng độ đường trong nước tiểu vượt ngưỡng an toàn thì có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
- Phát hiện protein trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của một bệnh thận, dấu hiệu của tổn thương thận.
- Thông qua quá trình phân tích sinh hoá trong nước tiểu sẽ giúp hỗ trợ và chẩn đoán bệnh sỏi thận, u tủy và porphyria.
- Phân tích dưới kính hiển vi tế bào (tế bào học) có thể hỗ trợ trong việc chẩn đoán và điều trị ung thư bàng quang.
Một số chỉ số trong xét nghiệm nước tiểu
Để các bạn có thể có cái nhìn, cũng như nắm bắt rõ hơn quá trình xét nghiệm nước tiểu, HoiBenh xin cung cấp cho bạn đọc, cách đọc các chỉ số trong kết quả xét nghiệm nước tiểu, để có thể biết được tình trạng sức khỏe của mình như thế nào.
1. Leukocytes (LEU ca): tế bào bạch cầu
- Bình thường âm tính;.
- Chỉ số thông thường: 10-25 Leu/UL.
- Khi nước tiểu có chứa bạch cầu thì thai phụ có thể đang bị nhiễm khuẩn hoặc. Trong quá trình chống lại các vi khuẩn xâm nhập, một số hồng cầu đã chết và thái ra đường tiểu. Vì vậy bạn cần được xét nghiệm Nitrite để xác định vi khuẩn gây viêm nhiễm.
2. Urobilinogen (UBG)
- Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật
- Bình thường không có
- Chỉ số thông thường: 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L
- Đây là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của bilirubin, đồng thời nó cũng được thải ra ngoài cơ thể theo phân. Chỉ có một lượng nhỏ Urobilinogen có trong nước tiểu, vì vậy nếu Urobilinogen có trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh về gan (xơ gan, viêm gan...) hoặc có vấn đề ở túi mật như túi mật bị nghẽn.
3. Protein (pro): đạm
- Dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý ở thận
- Bình thường không có
- Chỉ số thông thường: trace (vết: không sao) 7.5-20mg/dL hoặc 0.075-0.2 g/L
- Nếu xét nghiệm phát hiện kết quả protein trong nước tiểu dương tính, đối với thai phụ có thể đang mắc các chứng bệnh như thiếu nước, , nhiễm trùng đường tiểu, tăng huyết áp, có vấn đề ở thận...
- Vào giai đoạn cuối thai kì, nếu lượng Protein có nhiều trong nước tiểu thì thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật, nhiễm độc huyết. Nếu thai phụ bị phù ở mặt và tay, tăng huyết áp (h140/90mmHg) thì cần được kiểm tra chứng tiền sản giật ngay. Ngoài ra, nếu chất albumin được phát hiện có trong nước tiểu cũng cảnh báo thai phụ có nguy cơ nhiễm độc thai nghén hoặc mắc chứng tiểu đường.
4. Ketone (KET)
- Hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhân có chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu...
- Bình thường: Không có hoặc Có thể có ở phụ nữ mang thai.
- Chỉ số thông thường: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L
- Sự xuất hiện Ketone trong nước tiểu có thể là báo hiểu cho biết thai phụ và thai nhi đang thiếu dinh dưỡng hoặc người bệnh đang mắc chứng tiểu đường. Nếu người bệnh còn có dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi... thì nên được bác sĩ chỉ định truyền dịch và dùng thuốc.
5. Glucose (Glu)
- Hay có ở bệnh nhân tiểu đường
- Bình thường: Không có hoặc Có thể có ở phụ nữ mang thai.
- Chỉ số thông thường: 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L
- Được coi là một loại đường tồn tại trong máu. Bình thường thì trong nước tiểu sẽ không có hoặc có rất ít lượng đường Glucose. Những người có lượng đường huyết trong máu cao, bị bệnh đái tháo đường hoặc thận bị tổn thương thì sẽ cho kết quả xét nghiệm có một lượng lớn Glucose trong nước tiểu.
- Nếu như bạn là người thích đồ ngọt và dùng nhiều đồ ngọt, đặc biệt dùng trước khi xét nghiệm nước tiểu thì việc xuất hiện Glucose trong nước tiểu là điều bình thường. Nhưng nếu bạn không dùng đồ ngọt trong vòng 12 tiếng trước khi xét nghiệm, hoặc không phải là người nghiện đồ ngọt mà đến lần thứ hai xét nghiệm vẫn thấy có Glucose trong nước tiểu thì nguy cơ cao bạn đã bị bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm Protein trong nước tiểu dương tính có bị làm sao không?
Theo Bác sĩ Akira Wu tại Bệnh viện Mount Elizabeth (Singapore) cho biết tình trạng rò rỉ protein trong nước tiểu cho thấy các bộ lọc trong thận, vốn có tác dụng loại bỏ chất thải và nước khỏi cơ thể, bị tổn hại. Những người có bệnh tiểu đường, cao huyết áp khó kiểm soát hoặc béo phì nặng dễ có nguy cơ bị hội chứng protein niệu (protein có trong nước tiểu)
Thận là cơ quan đào thảo các chất cặn bã và chất độc hại ra khỏi cơ thể. Nếu trong nước tiểu mà có lẫn Protein vượt quá mức cho phép chứng tỏ thận đang có vấn đề và đang bị tổn hại. Những người bị bệnh béo phì, tiểu đường... thường là những người có vấn đề về thận, và vì thể khi xét nghiệm nước tiểu sẽ luôn phát hiện ra có lẫn một lượng lớn Protein.
Thông thường, ở một người khỏe mạnh, có hệ bài tiết hoạt động tuyệt vời thì hầu như sẽ không phát hiện thấy có protein trong nước tiểu, và nếu có thì chỉ số cũng rất thấp (10-140mg/l hoặc 1-14mg/dl trong 24 giờ).
Nếu như trong quá trình xét nghiệm nước tiểu mà thấy có một lượng lớn protein bị thất thoát mỗi khi đi tiểu, có khả năng cao bệnh nhân đã bị mắc chứng bệnh rất nghiêm trọng – thận hư. Và nếu bệnh nhân hay thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn và tay chân cứ tự nhiên sưng phồng thì khả năng 100% đã mắc bệnh. Nguy hiểm nhất là tình trạng những cục máu đông được tạo thành ở phổi có thể gây tử vong cho người bệnh nếu không được điều trị sớm.
Thông thường, bệnh nhân sẽ được kê thuốc nhằm làm giảm lượng protein trong nước tiểu, tuy nhiên thì liệu pháp điều trị còn dựa trên nhiều yếu tố khác. Phương pháp tốt nhất để tránh các loại bệnh nói chung và bệnh thận nói riêng là phải có chế độ ăn uống phù hợp và lối sống lành mạnh. Ngoài ra, nếu là người đã bị mắc bệnh thận mãn tính thì nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều Protein để tránh thận phải làm việc quá tải.
Protein trong nước tiểu dương tính là vấn đề mà bạn sẽ phải quan tâm vì nó đang cảnh báo cho biết bạn đang mắc bệnh về thận. Nhưng để có chẩn đoán chính xác người bệnh nên trực tiếp đặt câu hỏi tới bác sĩ có chuyên môn. Bên cạnh đó người bệnh nên đi khám chuyên khoa thận tiết niệu để làm thêm một số xét nghiệm cần thiết chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị hiệu quả. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc.
HoiBenh Home - Địa chỉ xét nghiệm nước tiểu uy tín minh bạch
Với quy trình hoàn toàn khép kín, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn dịch vụ xét nghiệm của Trung tâm xét nghiệm HoiBenh Home. Khách hàng không phải đăng ký, chờ đợi mệt mỏi và mất nhiều thời gian tại các trung tâm y tế để được xét nghiệm. Đến với HoiBenh Home khách hàng cũng hoàn toàn yên tâm về chất lượng mẫu lấy, độ chính xác của kết quả xét nghiệm cũng như tính bảo mật của kết quả.
Hiện HoiBenh Home cung cấp Gói xét nghiệm tổng quát (bao gồm cả Xét nghiệm Tổng phân tích nước tiểu) tại nhà đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Và HoiBenh Home tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà.
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Giá gói xét nghiệm tổng quát được cập nhật phía cuối bài viết.
Đia chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024)73.049.779 - 0899190199 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc: Thứ Hai - Chủ Nhật: 06:00 - 20:30
Xem thêm:
- Ý nghĩa chỉ số KET trong xét nghiệm nước tiểu
- Xét nghiệm nước tiểu có thể biết được bệnh gì và nên làm ở đâu?