Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm có dành cho bạn?
Không thể thụ thai có thể là khoảng thời gian rất khó khăn đối với người phụ nữ. Nhưng với sự tiến bộ của khoa học, điều trị bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm (In Vitro Fertilization - IVF) ra đời và có thể giúp các cặp vợ chồng có con. Được sử dụng cho những bệnh nhân không thể thụ thai theo cách truyền thống, phương pháp này khá phức tạp và kết quả có thể khác nhau đối ...
Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm có dành cho bạn?
Không thể thụ thai có thể là khoảng thời gian rất khó khăn đối với người phụ nữ. Nhưng với sự tiến bộ của khoa học, điều trị bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm (In Vitro Fertilization - IVF) ra đời và có thể giúp các cặp vợ chồng có con. Được sử dụng cho những bệnh nhân không thể thụ thai theo cách truyền thống, phương pháp này khá phức tạp và kết quả có thể khác nhau đối với từng bệnh nhân. Thụ tinh trong ống nghiệm là một giải pháp khả thi đối với hầu hết các cặp vợ chồng.
Thụ tinh trong ống nghiệm là một phương pháp hỗ trợ sinh sản có liên quan đến quá trình thụ tinh thủ công giữa các giao tử đực và giao tử cái được thực hiện trong phòng thí nghiệm.
Khi nào một cặp vợ chồng cần lựa chọn điều trị bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm?
Bạn biết rằng đã đến lúc phải tìm kiếm sự giúp đỡ của một chuyên gia về sinh sản khi:
- Bạn dưới 35 tuổi và không thể thụ thai sau một năm giao hợp mà không dùng các biện pháp phòng tránh.
- Bạn là phụ nữ trên hoặc bằng 35 tuổi và không thể thụ thai sau 6 tháng giao hợp.
- Bạn có các chu kỳ kinh nguyệt không đều, bị hội chứng buồng trứng đa nang vv... và đang có kế hoạch thụ thai.
- Bạn đã theo dõi rụng trứng nhưng không có bất kỳ kết quả tích cực nào.
- Bạn đã có những lần thất bại trước đây lúc sử dụng biện pháp kích thích buồng trứng bằng thuốc và/hoặc bằng thụ tinh nhân tạo (IUI).
- Bạn đã biết mình có các yếu tố dẫn tới nguy cơ vô sinh chẳng hạn như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung hoặc có tiền sử của bệnh lao.
- Bạn đã từng bị sẩy thai tái phát.
- Phương pháp này cũng được sử dụng trong trường hợp trứng hoặc tinh trùng của một bệnh nhân được bảo quản. Điều này được thực hiện trong các trường hợp ung thư và có thể thực hiện được cho cả bệnh nhân nam và nữ, trước khi bắt đầu điều trị ung thư.
Trước khi thụ tinh trong ống nghiệm
Quy trình bao gồm một loạt các chuyến thăm khám để bác sĩ kiểm tra chất lượng của trứng. Ngoài ra, lượng hormone của người phụ nữ và khả năng giữ phôi của nội mạc tử cung cũng cần được đánh giá. Trong hầu hết các trường hợp, việc tiêm nội tiết tố sẽ được xem xét để nâng cao khả năng sản xuất trứng.
Sau quá trình thụ tinh trong ống nghiệm
Bạn cần được theo dõi thường xuyên bởi bác sĩ để loại trừ bất kỳ biến chứng nào. Trong hầu hết các trường hợp, một cặp vợ chồng phải trải qua 2-3 quy trình thụ tinh trong ống nghiệm để có thai. Khi ba phôi được đưa vào tử cung, bệnh nhân có thể thụ thai sinh đôi hoặc sinh ba.
Tuổi, sức khỏe tổng thể, chỉ số cơ thể, cùng với cân nặng của người phụ nữ đều góp phần ảnh hưởng tới mục tiêu mang thai của cô ấy. Thừa cân hoặc béo phì ảnh hưởng tới khả năng thụ thai của người đó theo nhiều cách. Dưới đây là các ảnh hưởng:
- Ảnh hưởng đến sự rụng trứng: Thừa cân ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và rụng trứng của người phụ nữ vì nó làm thay đổi các hoạt động bình thường của nội tiết tố và do đó làm giảm cơ hội mang thai của người đó.
- Dẫn đến hội chứng buồng trứng đa nang: Hội chứng buồng trứng đa nang là một tình trạng bệnh lý trong đó nồng độ insulin của người phụ nữ tăng cao, làm giảm hoặc ngừng rụng trứng, kinh nguyệt không đều, béo phì và tăng nội tiết tố nam trong cơ thể. Có mối liên kết trực tiếp giữa hội chứng buồng trứng đa nang với béo phì và vô sinh.
- Làm tăng nguy cơ sảy thai và làm giảm khả năng điều trị thành công bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm: Thừa cân cũng làm tăng đáng kể khả năng sinh non ở người phụ nữ.
Điều trị kịp thời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và sự tư vấn chi tiết của các bác sĩ có thể giúp bạn đối phó với các vấn đề về thụ thai và giúp bạn vượt cạn thành công.
Dr. Jagdip Shah (*)
(Nguồn: www.practo.com)