Phụ nữ bị cảm cúm khi mang thai 3 tháng đầu

Phụ nữ bị cảm cúm khi mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu, virus cúm có thể gây dị tật cho thai nhi, ảnh hưởng đến trẻ sau khi chào đời.

Phụ nữ bị cảm cúm khi mang thai 3 tháng đầu Phụ nữ bị cảm cúm khi mang thai 3 tháng đầu

Trong thời gian mang thai 3 tháng đầu, mẹ rất dễ bị cảm cúm do những thay đổi trong cơ thể, do hệ miễn dịch suy giảm . Trong giai đoạn này, nếu gặp thời tiết thay đổi thất thường, mẹ rất dễ bị cảm cúm, với biểu hiện thường thấy là xổ mũi, hắt hơi, đau đầu.

Bệnh cảm cúm thông thường có thể không để lại di chứng và hậu quả nhiều, nhưng với phụ nữ bị cảm cúm khi mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu, virus cúm có thể gây dị tật cho thai nhi, ảnh hưởng đến trẻ sau khi chào đời

vicare.vn_phu-nu-bi-cam-cum-khi-mang-thai-3-thang-dau-body-1

Cảm cúm khi mang thai khiến mẹ bầu rất mệt mỏi

1. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và các loại bệnh cúm thường gặp

  • Cảm cúm do Rubella

Nếu nguyên nhân cảm cúm là do nhiềm Rubella thì có tới 90% thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh, có khả năng gây di tật thai nhi cao với 70 – 80% gây tổn thương mắt và hệ thần kinh. Để biết có phải bị cúm do Rubella không, cần làm xét nghiệm IgM và IgG. Nếu đã nhiễm Rubella, các bác sĩ thường khuyên bỏ thai.

  • Cảm cúm theo mùa

Khi gặp thời tiết thay đổi, mẹ có thể bị cảm cúm theo mùa với triệu chứng của bệnh nặng thường gặp là sốt cao, nhiễm độc, nhiễm khuẩn. Cúm theo mùa nặng có thể làm thai lưu hoặ sảy thai sớm. Virus cảm cúm cũng có thể gây ra một số dị tật ở thai nhi, thường gặp là hở hàm ếch, sứt môi, Down...

Để sớm phát hiện những dị tật ở thai nhi, cần siêu âm định kỳ 2 tuần/lần trong thời kỳ mang thai 2 tháng đầu và khám thai định kỳ sau đó theo chỉ định của bác sĩ.

>>> Xem thêm: Cảm cúm khi mang thai có nguy hiểm không?

2. Phụ nữ cảm cúm khi thang thai tháng thứ nhất

Nếu bị cảm cúm ở tháng đầu tiên mang thai, kèm các triệu chứng bao gồm chóng mặt, buồn nôn... mẹ không được tự ý dùng thuốc mà cần đi khám và được bác sĩ kê đơn, chỉ định thuốc. Tự ý sử dụng thuốc cảm cúm trong thời gian này có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi

3. Phụ nữ cảm cúm khi mang thai tháng thứ hai

Nếu bị cảm cúm ở tháng thứ 2 mang thai, khả năng thai nhi bị dị tật như hở hàm ếch, Down, sứt môi sẽ tăng lên. Ở lần khám thai định kỳ tuần thứ 7, mẹ nên thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh như Double test, Triple test để kiểm tra xem thai nhi có phát triển bình thường không, từ đó có phương án hợp lý và kịp thời.

vicare.vn_phu-nu-bi-cam-cum-khi-mang-thai-3-thang-dau-body-2

Cần hỏi ý kiến bác sĩ và làm các xét nghiệm nếu bị cảm cúm khi mang thai 3 tháng đầu

4. Phụ nữ cảm cúm khi mang thai tháng thứ ba

Tháng thứ 3 thường là tháng cuối của giai đoạn ốm nghén. Lúc này, mẹ đã dần quen với sự xuất hiện của bé, cũng như các triệu chứng nghén giảm dần, sức đề kháng đã dần ổn định. Nếu mắc cảm cúm trong giai đoạn này, mẹ có thể thực hiện các siêu âm màu 3D, 4D để phát hiện sớm những dị tật có thể có ở thai nhi. Những dị tật thông thường như thoát vị đốt sống, dị tật ở tim, thận, não, ruột... đều có thể được những máy siêu âm hiện đại phát hiện ra.

Bị bệnh trong thời gian mang bầu là vấn đề không thể tránh khỏi, trong đó cảm cúm là bệnh thường gặp nhất. Tuy nhiên, không phải loại cảm cúm nào cũng có khả năng gây dị tật ở thai nhi. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Song Hà – Phòng khám sản phụ khoa hiếm muộn cho biết, “các tài liệu cho rằng cảm cúm có thể gây sứt môi, đục thủy tinh thể mắt cho thai nhi, nhưng không hề đưa ra các tỉ lệ dị tật có độ chính xác hay tính thuyết phục”. Vì vậy, phụ nữ trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu mang thai, cần thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh, siêu âm màu 3D, 4D để có kết luận chính xác về những dị tật do cảm cúm có thể có ở thai nhi. Từ đó, bác sĩ sẽ cho những lời khuyên về việc nên giữ thai, hay bỏ thai hợp lý nhất.

>>> Xem thêm: Bị cảm cúm khi mang thai và biện pháp phòng ngừa hiệu quả