Phải xử trí như thế nào nếu bị say thuốc Panadol?
Panadol là thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nếu không cẩn trọng và không có hiểu biết đầy đủ về thuốc, sử dụng thuốc tùy tiện thì có thể dẫn đến bị say thuốc, ngộ độc thuốc Panadol. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu xem phải xử trí như thế nào nếu bị say thuốc Panadol.
Phải xử trí như thế nào nếu bị say thuốc Panadol?
Panadol là thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nếu không cẩn trọng và không có hiểu biết đầy đủ về thuốc, sử dụng thuốc tùy tiện thì có thể dẫn đến bị say thuốc, ngộ độc thuốc Panadol. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu xem phải xử trí như thế nào nếu bị say thuốc Panadol.
1. Thông tin cơ bản về thuốc Panadol
Thuốc Panadol hay Paracetamol là một loại thuốc được bán thông dụng trên thị trường, chủ yếu dưới dạng viên nén hay viên sủi, với nhiều tên thương mại khác nhau như acemol, hapacol, efferalgan... Thuốc Panadol là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau hạ sốt hữu hiệu. Thuốc có hiệu quả nhất là làm giảm đau cường độ thấp có nguồn gốc không phải nội tạng.
Thuốc Panadol 500mg vỉ xanh dương có thành phần là paracetamol 500mg thường có giá bán là 120.000 đồng gồm 10 vỉ, mỗi vỉ 12 viên nén.
2. Dấu hiệu khi bị say thuốc Panadol
Với trẻ em, dấu hiệu khi dùng Panadol quá liều là đau bụng, khó thở, mặt xanh tái, buồn nôn. Trong trường hợp đó, nên đưa trẻ em tới các cơ sở y tế để được chữa trị.
Với người lớn, các dấu hiệu say thuốc cũng tương tự như ở trẻ em nhưng không rõ rệt. Sau khoảng 1-3 ngày, người bệnh sẽ khó chịu và cảm thấy đau ở hạ sườn phải là dấu hiệu thường gặp. Lúc đó gan đã sưng to nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến suy gan, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
3. Xử trí như thế nào nếu bị say thuốc Panadol
Nếu dùng thuốc Panadol, sau vài giờ thấy dấu hiệu như trên có thể dùng biện pháp gây nôn. Ngoài ra có thể dùng thuốc tẩy muối, than hoạt tính, nước chè đặc để làm giảm lượng hấp thụ độc tố vào trong gan.
Gây nôn loại bỏ độc tố
Với những dấu hiệu nặng hơn là sưng đau ở vùng gan, người bệnh cần được đưa đến các cơ sở y tế để được điều trị. Người bệnh sẽ được xét nghiệm độc tố trong máu, rửa dạ dày, dùng thuốc giải độc, kết hợp biện pháp điều trị toàn thân. Nếu gan nhiễm độc quá nặng dẫn đến vàng da vàng mắt, sẽ phải lọc máu, thay huyết tương, quá trình điều trị sẽ lâu hơn và khả năng cứu chữa cũng khó khăn hơn.
4. Những lưu ý và cách phòng tránh khi dùng thuốc Panadol
Trước khi dùng thuốc, phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Không dùng thuốc khi không có triệu chứng đau nhức, không sốt cao trên 38,5 độ.
Với trẻ em dưới 12 tuổi, liều Panadol được khuyến cáo là 10-15mg/kg, ngày uống 3-4 lần, và uống không quá 5 ngày. Với người lớn, mỗi ngày không quá 4g, tương đương 8 viên Panadol 500mg, liều thường dùng là 1-2 viên x 3-4 lần/ngày. Với người cao tuổi, liều lượng thuốc phải giảm đi do chức năng gan kém hơn.
Trong các trường hợp đau răng, đau đầu, đau do chấn thương... nếu phải dùng Panadol thì lưu ý thuốc có tác dụng sau khoảng 15-30 phút và tối đa trong 3-4 giờ nên phải dùng thuốc cách nhau tối thiểu 4 giờ.
Đặc biệt nghiêm cấm uống rượu khi dùng thuốc, hay dùng nhiều loại thuốc cảm cúm khác nhau. Những người bị sốt do vi rút, sốt do nhiễm trùng có men gan tăng, suy dinh dưỡng, nghiện rượu... khi sử dụng thuốc quá liều càng dễ nhiễm độc gan, nên cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Với những chia sẽ trên HoiBenh hi vọng mọi người sẽ cẩn trọng hơn khi sử dụng thuốc Panadol và có những thao tác xử lí phù hợp nếu bị say thuốc Panadol.