Phải làm sao khi thường xuyên buồn ngủ vào ba tháng cuối thai kỳ

Mang thai là quá trình có rất nhiều sự thay đổi ở cơ thể, trong đó do sự tác động của hormone và sự mệt mỏi nên phụ nữ mang thai hay bị buồn ngủ nhiều hơn bình thường. Hiện tượng này chủ yếu xảy ra ở ba tháng đầu và ba tháng cuối, vì vậy mẹ nên có biện pháp phù hợp để đối phó với cơn buồn ngủ kéo dài.

Phải làm sao khi thường xuyên buồn ngủ vào ba tháng cuối thai kỳ Phải làm sao khi thường xuyên buồn ngủ vào ba tháng cuối thai kỳ

Mang thai là quá trình có rất nhiều sự thay đổi ở cơ thể, trong đó do sự tác động của hormone và sự mệt mỏi nên phụ nữ mang thai hay bị buồn ngủ nhiều hơn bình thường. Hiện tượng này chủ yếu xảy ra ở ba tháng đầu và ba tháng cuối, vì vậy mẹ nên có biện pháp phù hợp để đối phó với cơn buồn ngủ kéo dài.

Lý giải hiện tượng buồn ngủ khi mang thai

Buồn ngủ khi mang thai là hiện tượng hết sức bình thường và không có ảnh hưởng xấu gì đến cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, buồn ngủ lại gây ra khôn g ít sự khó chịu đối với mẹ nếu mẹ vẫn phải làm việc trong quá trình mang thai, đồng thời nếu không được ngủ, cố chống lại cơn buồn ngủ thì cơ thể sẽ dễ mệt mỏi, chóng mặt.

vicare.vn-phai-lam-sao-khi-thuong-xuyen-buon-ngu-vao-ba-thang-cuoi-thai-ky-body-1

Cải thiện tình trạng buồn ngủ trong ba tháng cuối thai kỳ

Sự gia tăng và thay đổi các hormone khi mang thai là nguyên nhân chủ yếu gây nên những cơn buồn ngủ kéo dài, ngoài ra do áp lức của bào thai khiến cơ thể mẹ nhanh chóng mất sức, mệt mỏi từ đó cơ thể luôn muốn nghỉ ngơi. Do đó, để đối phó với tình trạng này, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Nên nghỉ ngơi, ngủ nghỉ khi xuất hiện buồn ngủ. Không nên cố gắng chống lại, vì như vậy càng mệt mỏi và mất tập trung.

  • Một ngày ngủ ít nhất 8 tiếng, ngủ nhiều vào buổi tối từ 21h đến 6h sáng, trưa có thể ngủ thêm 30 phút đến 1 tiếng, sẽ giúp tăng cường sức khỏe và giảm việc buồn ngủ trong ngày.

  • Tập thể thao hợp lý và đều đặn để tăng cường sức khỏe, tính dẻo dai cho cơ thể, giúp cho quá trình ngủ được sâu giấc và ngon.

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các vitamin, khoáng chất, canxi, sắt...

  • Tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời sẽ ngăn chặn được việc buồn ngủ khi ngồi rảnh rỗi.

  • Uống đủ nước, từ 2-3 lít nước mỗi ngày để đảm bảo sự trao đổi chất bên trong cơ thể cũng như giúp ngủ ngon hơn, tuy nhiên không nên uống nhiều nước vào buổi tối, nhất là sau 9h tối vì sẽ gây mất ngủ cho mẹ khi phải thường xuyên thức dậy đi vệ sinh.

  • Thăm khám bác sĩ thường xuyên, đặc biệt nếu cơn buồn ngủ trầm trọng thì nên hỏi ý kiến chuyên gia để có biện pháp kịp thời.

  • Không làm việc quá sức, việc nặng nhọc.

  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hay bất kì biện pháp nào để tránh buồn ngủ vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

vicare.vn-phai-lam-sao-khi-thuong-xuyen-buon-ngu-vao-ba-thang-cuoi-thai-ky-body-2

Bà bầu nên ngủ sớm và ngủ đủ giấc để tránh mệt mỏi vào ban ngày.

Bước vào tam cá nguyệt thứ ba mẹ cũng nên nghỉ ngơi nhiều hơn, giành nhiều thời gian ngủ để cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt cho thai nhi trong quá trình phát triển hoàn thiện trước khi chào đời. Tuy nhiên, do lúc này, kích cỡ bụng đã lớn nên khi ngủ mẹ hay gặp một số vấn đề khó khăn như: đau cơ, đau lưng, khó chuyển mình, chuột rút...khiến mẹ cảm thấy đau đớn thì có thể sử dụng các vật hỗ trợ cho giấc ngủ: gối ốm, gối chữ u, gác chân hơi cao, lưng có điểm tựa để quá trình ngủ được sâu giấc và ngon hơn. Đặc biệt, không nên nằm giường quá cứng, gối quá cao hoặc ngủ ở những nơi ồn ào, nhiều tiếng động và có mùi hôi. HoiBenh khuyên mẹ nên nằm nghiêng bên trái để giảm áp lực lên thai nhi, ngoài ra giúp mẹ có tư thể ngủ thoải mái nhất.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên hạn chế nằm ngửa khi ngủ, vì tư thế này gây không tốt cho thai nhi, thậm chí gây chết lưu hoặc sinh non. Nếu quá mỏi mẹ có thể thay đổi tư thế một chút nhưng đừng quá lâu để không ảnh hưởng tới thai trong bụng.