Những vấn đề thường gặp về sức khỏe khi mang thai 3 tháng cuối
Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu những vấn đề thường gặp về sức khỏe khi mang thai 3 tháng cuối của mẹ bầu để các mẹ không khỏi bỡ ngỡ và có sự chuẩn bị về tâm lý, đồng thời phát hiện nhanh chóng các dấu hiệu bất thường để được điều trị kịp thời trước khi sinh con.
Những vấn đề thường gặp về sức khỏe khi mang thai 3 tháng cuối
Trong 3 tháng cuối, trẻ sẽ phát triển nhiều hơn và tăng cân nhanh chóng, đồng thời cơ thể của mẹ cũng có nhiều thay đổi để chuẩn bị đón bé chào đời. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu những vấn đề thường gặp về sức khỏe khi mang thai 3 tháng cuối của mẹ bầu để các mẹ không khỏi bỡ ngỡ và có sự chuẩn bị về tâm lý, đồng thời phát hiện nhanh chóng các dấu hiệu bất thường để được điều trị kịp thời trước khi sinh con.
1. Khó thở
Lúc này thai nhi đã phát triển khá lớn, chèn ép nhiều vào các bộ phận bên trong cơ thể khiến cho mẹ cảm thấy cơ thể nặng nề và khó thở, tức ngực. Đôi khi, thai nhi lớn chèn vào bàng quang, khiến cho mẹ có cảm giác buồn đi vệ sinh nhiều hơn.
2. Rạn da
Đây là tình trạng không thể tránh khỏi đối với phụ nữ mang thai và sau khi sinh con. Một số phụ nữ dễ có vết rạn da có màu đỏ tía hay hơi đỏ trên bụng, ngực, cánh tay, mông và đùi. Các vết rạn da sau đó thường nhạt đi, chuyển thành những dải dọc trên da, có màu xám nhạt nhưng thường không biến mất hoàn toàn khi mẹ sinh con xong.
3. Giảm bài tiết mật
Đây là một trong những vấn đề về sức khỏe khi mang thai 3 tháng cuối thường gặp nhất ở mẹ bầu. Thai nghé khiến cho các chức năng gan biến đổi và có thể gây ngứa, thậm chí là buồn nôn, nôn, mất khẩu vị, mỏi mệt và vàng da. Nếu như mẹ bị ngứa nghiêm trọng vào cuối kỳ thai nghén thì cần phải gặp bác sĩ để kiểm tra chức năng gan và hướng dẫn sử dụng thuốc giảm tình trạng ứ trệ mật.
4. Giãn tĩnh mạch
Trong thời gian mang thai cuối thai kỳ, lượng máu cần nhiều hơn để lưu thông do đó các tĩnh mạch ở khắp cơ thể sẽ giãn to hơn ra để thích ứng với tăng thể tích máu. Hiện tượng này có thể gây ra những sự khó chịu đối với người mẹ như nổi đỏ, lở loét, đau cẳng chân.
5. Ra mồ hôi và nổi ban đỏ
Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ tiết ra nhiều mồ hôi hơn bởi tác dụng của hormone đến các tuyến mồ hôi trên khắp cơ thể. Hiện tượng ra nhiều mồ hôi khiến cho các nốt ban đỏ dễ xuất hiện hơn. Tuy nhiên, những vùng thường hay ra mồ hôi nhiều hơn so với những chỗ khác trên cơ thể như nách, vú và cơ quan sinh dục lại ít ra mồ hôi khi có thai.
6. Phù nề
Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, nhiều thai phụ thấy chân tay, mí mắt và mặt của mình sưng húp, đặc biệt là khi thức dậy vào buổi sáng. Nguyên nhân của tình trạng này là do tăng lượng máu lưu thông. Đây là một trong những vấn đề thường gặp về sức khỏe khi mang thai 3 tháng cuối, tuy nhiên, nếu mắt sưng húp to và mẹ bị tăng cân quá nhiều (từ 2 kg mỗi tuần) thì cần phải gặp bác sỹ ngay. Bởi tăng cân đột ngột và mặt sưng to có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bị giữ nước quá nhiều (phù) và thường kèm theo các bệnh như huyết áp cao, thậm chí nguy hiểm hơn đó là các dấu hiệu của nhiễm độc thai kỳ và tiền sản giật.
7. Một số cơ đau và khó chịu
Bụng và cơ ngực sẽ là 2 bộ phận khiến cho mẹ bầu cảm thấy đau và khó chịu nhất trong 3 tháng cuối thai kỳ. Ngoài ra, một số mẹ bầu sẽ còn cảm thấy khó chịu do các hiện tượng như ợ nóng, bầu ngực căng tức, khó ngủ, mệt mỏi, cơ thể trì trệ xuất hiện thường xuyên trong giai đoạn này.