Những tai biến sản khoa 3 tháng đầu mẹ bầu nên biết

Những tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu sẽ phải trải qua rất nhiều sự thay đổi của cơ thể. Mỗi thay đổi đều có thể dẫn tới tình trạng sức khỏe khác nhau. HoiBenh sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn về những tai biến sản khoa 3 tháng đầu để chị em kịp thời phòng tránh.

Những tai biến sản khoa 3 tháng đầu mẹ bầu nên biết Những tai biến sản khoa 3 tháng đầu mẹ bầu nên biết

Những tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu sẽ phải trải qua rất nhiều sự thay đổi của cơ thể. Mỗi thay đổi đều có thể dẫn tới tình trạng sức khỏe khác nhau. HoiBenh sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn về những tai biến sản khoa 3 tháng đầu để chị em kịp thời phòng tránh.

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, cơ thể thai phụ có nhiều thay đổi do có sự hình thành và lớn lên của em bé khiến sức khỏe của thai phụ bị ảnh hưởng. Những việc sinh hoạt, ăn uống hàng ngày cũng đều gặp khó khăn. Để phòng tránh những tai biến sản khoa 3 tháng đầu, các mẹ bầu hãy ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi khoa học. Nếu không, chị em rất có thể mắc phải một số tai biến khi mang thai như sau:

tai-bien-san-khoa-3-thang-dau-ava.jpg

Nguy cơ dọa sảy thai

Đây là hiện tượng mà khi thai nhi vẫn còn sống và ở trong tử cung nhưng người mẹ lại cảm thấy có những biểu hiện bất thường: đau bụng, đau lưng và ra máu âm đạo. Nếu hiện tượng này có nhiều ở 3 tháng đầu là dọa sảy thai non, từ 4 – 6 tháng gọi là sảy thai to, từ tháng thứ 6 trở đi là dọa đẻ non.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do sức khỏe của mẹ quá yếu, không đủ dinh dưỡng để cung cấp cho sự phát triển của con; Cơ thể người mẹ mất cân bằng nội tiết tố nữ; Người mẹ có đời sống tình dục không lành mạnh; Người mẹ vận động mạnh, lao động quá sức; Thai nhi phát triển bất thường; Thai phụ có những bệnh mạn tính như suy thận, suy tim; Thai phụ bị bệnh về tử cung.

Nguy cơ bị sảy thai

Sảy thai là khi mẹ bầu rơi vào tình trạng kết thúc thai nghén trước thai kỳ (thường trong 20 tuần đầu). Thai phụ sẽ có biểu hiện là thấy đau bụng dưới như đau bụng kinh, sau đó xuất hiện các cơn co thắt và ra máu, ra chất nhầy màu hồng, bụng đau, lưng đau, chuột rút. Lúc này, mẹ bầu cần phải vào viện để thăm khám ngay lập tức.

Sảy thai được xác định là do mẹ bầu mất cân bằng nội tiết tố nữ; vận động mạnh; ăn uống thiếu hợp lý; sử dụng các chất kích thích và thuốc bừa bãi. Khi thấy sảy thai, mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay, có nhiều trường hợp vẫn giữ được thai nếu đến bệnh viện sớm. Nếu có trường hợp dọa sảy thì mẹ bầu nên đi lại nhẹ nhàng, vận động ít, nghỉ ngơi nhiều; tránh quan hệ tình dục.

Nguy cơ bị thai lưu

Đây là trường hợp đã được thụ tinh và làm tổ ở nội mạc tử cung, hình thành thai nhi nhưng bào thai đã chết và lưu lại trong tử cung. Tai biến này thường xảy ra 3 tháng đầu thai kỳ nhưng cũng có khi là 3 tháng cuối.

Tai biến này có biểu hiện khi thai phụ tự dưng mất hết các hiện tượng thai nghén; thấy ngực mềm, bụng tức và ra máu đen ở âm đạo; thai phụ không nghe thấy tim thai, không thấy tử cung phát triển. Ở những tháng cuối thai kỳ, nếu thai chết lưu sẽ không thấy thai máy và các cử động của thai nhi, vỡ nước ối hoặc nước ối chảy nhiều.
vicare.vn-nhung-tai-bien-san-khoa-3-thang-dau-me-bau-nen-biet-body-1

Nguy cơ bị thai trứng

Có thể nói, đây là một trong những tai biến sản khoa 3 tháng đầu rất nguy hiểm mà mẹ bầu cần lưu ý. Tai biến thai trứng là khi trứng sau khi được thụ tinh sẽ phát triển thành phôi thai và các phần khác. Trong trường hợp gai nhau phát triển bất thường, tạo thành chùm nang túi nhỏ đầy nước, chiếm hết tử cung, lấn át bào thai thì gọi là thai trứng. Tai biến sản khoa này gồm 2 loại là thai trứng toàn phần và tai trứng bán phần.

Biểu hiện của tai biến này là trong thời gian nghén, thai phụ bị nghén nặng và phù tay chân; thai phụ bị ra máu âm đạo; khi thai nhi ở tuần 20, tử cung của người mẹ phát triển lớn hơn bình thường và thai không cử động; ở tuần thứ 8, siêu âm không thấy tim thai, không thấy hình ảnh của thai mà toàn thấy những nang túi; khi xét nghiệm thì thấy chỉ số betaHCG tăng cao vượt chuẩn.

Tai biến thai ngoài tử cung

Hiện tượng này là khi thai không nằm trong tử cung mà nằm ngoài tử cung (vòi trứng). Mẹ bầu sẽ có biểu hiện chậm kinh, rong kinh, máu ra ít, máu có màu đen sẫm và không đông đặc; mẹ bầu bị đau bụng dưới bên trái; kết quả siêu âm không thấy túi thai trong tử cung; soi ổ bụng sẽ thấy hình ảnh túi thai ngoài tử cung...

Nguyên nhân của tai biến này được xác định là do người mẹ đã từng nạo hút, phá thai nhiều lần; do viêm nhiễm vòi trứng hoặc vùng chậu; do khối u phần phụ phát triển...

Khi gặp những tai biến sản khoa 3 tháng đầu, người mẹ nên áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ để cung cấp đủ dưỡng chất cho bào thai; Mẹ bầu cũng nên thường xuyên di chuyển, vận động nhẹ nhàng và tiết chế trong sinh hoạt tình dục; Nếu cần, hãy bổ sung thêm nội tiết tố nhưng phải có sự cho phép của bác sĩ; Thường xuyên thăm khám trong suốt thai kỳ.
>>> Xem thêm: Tai biến sản khoa thường gặp ở 3 tháng giữa thai kỳ